Bệnh động mạch vành (CHD) là một bệnh lý nguy hiểm, hình thành do sự tích tụ của các mảng xơ vữa trên thành động mạch vành quanh tim. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành một cách hiệu quả.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Bệnh động mạch vành (CHD) là một bệnh lý nguy hiểm, hình thành do sự tích tụ của các mảng xơ vữa trên thành động mạch vành quanh tim. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành một cách hiệu quả.
Vậy yếu tố nào có thể góp phần hình thành bệnh động mạch vành và làm thế nào để ngăn ngừa bệnh hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nguy cơ hình thành bệnh động mạch vành sẽ tăng lên đáng kể nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau:
Nicotine và carbon monoxide trong thuốc lá gây áp lực cho tim bằng cách buộc tim phải hoạt động nhanh hơn, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Các hóa chất khác trong khói thuốc cũng làm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc động mạch vành, dẫn đến xơ vữa động mạch. Nguy cơ này vẫn cao ngay cả khi bạn chỉ hút thuốc lá thụ động.
Huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến xơ cứng và làm dày thành động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành bệnh động mạch vành.
Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Trong khi đó, hàm lượng LDL cao và HDL thấp trong máu cũng góp phần vào sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch.
Bệnh đái tháo đường có thể làm lớp niêm mạc mạch máu trở nên dày hơn, từ đó gây hạn chế lưu lượng máu và làm tăng gấp đôi nguy cơ hình thành bệnh động mạch vành.
Nếu không vận động thường xuyên, chất béo sẽ tích tụ trong các mạch máu của bạn, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho tim. Động mạch vành bị tắc nghẽn có thể dẫn đến các cơn đau tim.
Những căng thẳng trong cuộc sống, nếu không được giải tỏa, có thể ảnh hưởng đến động mạch cũng như làm trầm trọng hơn các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành.
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và đường có thể khiến bạn dễ mắc bệnh động mạch vành. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều rượu bia cũng gây tổn thương cơ tim và làm trầm trọng hơn các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành.
Bệnh mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn nên phòng tránh bệnh ngay từ đầu bằng cách kiểm soát và hạn chế các yếu tố nguy cơ góp phần hình thành nên căn bệnh này.
Có nhiều cách giúp bạn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành, bao gồm:
Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều chất xơ, đặc biệt nên bổ sung thêm trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt.
Bạn nên hạn chế lượng muối tiêu thụ mỗi ngày không quá 6g vì ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp. Không những vậy, bạn cũng nên tránh ăn quá nhiều đường vì đường huyết cao có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường cũng như bệnh động mạch vành.
Bạn nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, vì những chất này có thể làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, bao gồm:
Ngược lại, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa vì chúng đã được chứng minh làm tăng lượng cholesterol tốt và giúp giảm tắc nghẽn ở động mạch vành. Các loại thực phẩm này bao gồm:
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tim và hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn, giúp giảm cholesterol xấu, đồng thời kiểm soát huyết áp của bạn ở mức độ ổn định và an toàn.
Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, việc tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để duy trì cân nặng hợp lý. Việc duy trì mức cân nặng phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc cao huyết áp, một nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh động mạch vành.
Việc bỏ thuốc có thể giúp bạn làm giảm đáng kể nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tiêu thụ rượu bia thường xuyên nhiều hơn 10 chai một tuần. Nếu phải uống lượng rượu bia này, bạn nên chia nhỏ thành 3 ngày hoặc hơn. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế lượng rượu bia tiêu thụ hết mức có thể vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim.
Bạn nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để kiểm soát huyết áp của mình ở mức dưới 140/90mmHg. Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, mức huyết áp mục tiêu bạn cần duy trì là dưới 130/80mmHg.
Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần kiểm soát các yếu tố trên và duy trì một lối sống lành mạnh. Nếu thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ và nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và tầm soát bệnh động mạch vành kịp thời.
Tìm hiểu nhịp tim nghỉ ngơi bình thường và nhịp tim tối đa trong độ tuổi của bạn cũng như cường độ tập thể dục và các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhịp tim như thế nào.
Nam
Nữ
Bạn đang kiểm tra cho
Nhịp tim nghỉ ngơi của bạn là bao nhiêu? (bpm)
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Coronary artery disease https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/symptoms-causes/syc-20350613 Ngày truy cập: 30/03/2021
What to know about coronary heart disease https://www.medicalnewstoday.com/articles/184130 Ngày truy cập: 30/03/2021
Causes -Coronary heart disease https://www.nhs.uk/conditions/coronary-heart-disease/ Ngày truy cập: 30/03/2021
Risk Factors for Coronary Artery Disease (CAD) https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease/risk-factors Ngày truy cập: 30/03/2021
Risk Factors for Coronary Artery Disease: Historical Perspectives https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5686931/ Ngày truy cập: 30/03/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!