backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Những điều bạn nên biết về bệnh xơ vữa động mạch

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 29/11/2019

    Những điều bạn nên biết về bệnh xơ vữa động mạch

    Tình trạng xơ vữa động mạch thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt. Thế nhưng, người bệnh lại phải đối diện với những mối hiểm họa tiềm ẩn như đột quỵ, suy tim, suy thận…

    Xơ vữa động mạch là tình trạng các động mạch bị hẹp và cứng lại do sự tích tụ các mảng bám quanh thành động mạch. Động mạch mang máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể, được lót bằng một lớp tế bào mỏng gọi là nội mạc, giúp dòng máu di chuyển trơn tru và dễ dàng hơn. Tình trạng xơ vữa động mạch máu bắt đầu khi lớp nội mạc bị tổn thương khiến cho cholesterol tích tụ trong thành động mạch. Cơ thể sẽ gửi một loại tế bào bạch cầu để làm sạch cholesterol, nhưng đôi khi các tế bào bị mắc kẹt tại vùng này.

    Theo thời gian, mảng bám được tích tụ từ cholesterol, đại thực bào, canxi và các chất khác từ máu. Mảng bám này phát triển đến kích thước nhất định và ngừng phát triển, nhưng chưa gây triệu chứng rõ rệt. Trong một số trường hợp, các mảng bám cuối cùng vỡ ra khiến tiểu cầu tập trung tại vùng bị ảnh hưởng và có thể dính lại với nhau, tạo thành cục máu đông. Điều này có thể gây tắc động mạch, dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng như đột quỵ và đau tim.

    Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

    về xơ vữa động mạch

    Các nguyên nhân gây xơ vữa động mạch bao gồm:

    • Hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng sinh các gốc tự do, thay đổi cấu trúc nội mạc mạch máu tạo ra các mảng bám.

    • Rối loạn mỡ máu: Lượng chất béo xấu trong máu tăng lên sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ tại thành mạch.

    • Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao thường xuyên sẽ gây biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tổn thương thành mạch.

    • Tuổi cao: Khi bạn tuổi càng cao, nguy cơ xơ vữa động mạch sẽ càng tăng lên. Ở nam giới, nguy cơ mắc bệnh tăng sau tuổi 45. Ở nữ giới, nguy cơ mắc bệnh tăng sau tuổi 55.

    • Tiền sử gia đình: Nếu người thân trong gia đình từng mắc bệnh xơ vữa động mạch, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị chứng bệnh này.

    • Huyết áp cao: Áp lực máu tăng cao thường xuyên có thể làm hư hại, suy yếu các mạch máu.

    • Béo phì: Ở những người ít vận động, thừa cân, béo phì thường có chế độ ăn uống, lối sống không tốt dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, tăng mỡ máu, rối loạn chuyển hóa…

    Để phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bạn cần chú ý đến cơ thể khi có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nào.

    Dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch

    về xơ vữa động mạch

    Những dấu hiệu đầu tiên của xơ vữa động mạch có thể bắt đầu phát triển ở tuổi thiếu niên. Người bệnh thông thường sẽ không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi mảng bám thành mạch vỡ ra, hoặc lưu lượng máu di chuyển bị suy giảm. Các triệu chứng xơ vữa động mạch phụ thuộc vào các động mạch bị ảnh hưởng.

    1. Dấu hiệu tại động mạch cảnh

    Động mạch cảnh có nhiệm vụ cung cấp máu cho não. Lưu lượng máu đến não bị suy giảm có thể dẫn đến đột quỵ và các triệu chứng bao gồm:

    • Tê liệt
    • Tê mặt
    • Khó thở
    • Đau đầu
    • Yếu đuối

    2. Dấu hiệu tại động mạch vành

    Động mạch vành có nhiệm vụ cung cấp máu cho tim. Khi lượng máu cung cấp cho tim bị hạn chế có thể gây các triệu chứng bao gồm:

    • Ho
    • Nôn
    • Đau tim
    • Chóng mặt
    • Lo lắng tột độ
    • Đau thắt ngực

    3. Dấu hiệu tại động mạch thận

    Động mạch thận giúp cung cấp máu cho thận. Nếu nguồn cung cấp máu bị hạn chế có thể làm tăng nguy cơ nghiêm trọng mắc phải bệnh thận mãn tính. Người bị tắc nghẽn động mạch thận có thể gặp phải các triệu chứng:

    • Ăn mất ngon
    • Khó tập trung
    • Sưng tay và chân

    Biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch

    về xơ vữa động mạch

    Tình trạng xơ vữa động mạch nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như:

    • Biến chứng tại tim: Làm giảm máu đến nuôi tim, có thể gây ra các cơn đau tim, rối loạn nhịp, hay thậm chí là nhồi máu cơ tim.

    • Biến chứng tại não: Quá trình cung cấp máu bị suy giảm gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng, lâu dần các tế bào não có thể bị chết đi, dẫn đến tai biến mạch máu não, đột quỵ.

    • Biến chứng tại thận: Máu nuôi thận bị suy giảm có thể gây tổn thương thận, lâu dần gây ra suy thận mãn tính.

    • Biến chứng ngoại biên: Tình trạng tắc mạch ở vùng xa cơ thể như vùng chân có thể khiến người bệnh có cảm giác đau tê bì, lạnh, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống.

    Các biến chứng xơ vữa động mạch rất nguy hiểm và đe dọa đến mạng sống người bệnh. Vì thế, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường.

    Chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch

    về xơ vữa động mạch

    Những người có nguy cơ bị xơ vữa động mạch nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán vì các triệu chứng thường sẽ không xuất hiện cho đến khi bệnh tim mạch phát triển. Việc chẩn đoán sẽ dựa trên tiền sử bệnh, kết quả xét nghiệm và khám sức khỏe thể chất.

    • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp bạn phát hiện tình trạng tăng nồng độ cholesterol và đường trong máu bất thường. Bạn cần nhịn ăn uống (trừ nước lọc) từ 9 – 12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.

    • Khám sức khỏe thể chất: Bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe các động mạch liệu có âm thanh bất thường do kết quả của dòng máu không đều không. Trong trường hợp bạn có vết thương hở thì thường sẽ khó lành do mảng xơ vữa làm giảm lưu lượng máu đến làm lành vết thương.

    • Siêu âm: Máy quét siêu âm có thể kiểm tra huyết áp ở các bộ phận riêng biệt của cơ thể. Những thay đổi về áp lực cho thấy nơi các động mạch có thể có lưu lượng máu bị tắc nghẽn.

    • CT scan: Xét nghiệm này có thể được sử dụng để tìm các vùng động mạch bị cứng và hẹp.

    • Thử nghiệm gắng sức: Phương pháp này dùng để kiểm tra tim hoạt động khi gắng sức. Thử nghiệm này thường thực hiện đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp để theo dõi nhịp tim, huyết áp và hơi thở.

    • Thông tim và chụp mạch máu. Xét nghiệm này giúp phát hiện động mạch bị hẹp tắc. Bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào các động mạch của tim. Khi chất cản quang vào động mạch sẽ hiển thị trên hình ảnh và cho biết khu vực bị tắc nghẽn.

    Sau khi chẩn đoán, bạn cần có phương pháp điều trị xơ vữa động mạch đúng cách để cải thiện bệnh.

    Cách điều trị bệnh xơ vữa động mạch

    về xơ vữa động mạch

    Để kiểm soát xơ vữa động mạch cần có sự kết hợp giữa các phương pháp thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc và phẫu thuật khi cần thiết. Những cách điều trị này nhằm cải thiện lưu lượng máu tới tim và giảm các triệu chứng đau thắt.

    1. Thay đổi lối sống lành mạnh

    Có 3 yếu tố bạn cần thay đổi để có một lối sống lành mạnh như:

    • Ăn uống lành mạnh: Bạn nên dùng các thực phẩm như thịt cá, thịt gia cầm, rau củ, trái cây… Nhóm thực phẩm này giúp bổ sung chất béo tốt, chất xơ và vitamin tốt cho sức khỏe. Đồng thời, bạn nên hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, muối, đường…

    • Tập luyện thường xuyên: Bạn nên dành ra 30 – 60 phút mỗi ngày để tập thể dục, và duy trì ít nhất 5 buổi/tuần. Điều này giúp bạn tăng cường sức khỏe và cải thiện sức đề kháng.

    • Từ bỏ thói quen xấu: Bạn cần tránh xa rượu bia, đặc biệt là thuốc lá, giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì.

    2. Dùng thuốc Tây y kiểm soát bệnh

    Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định dùng một loại hoặc phối hợp nhiều loại thuốc nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng xơ vữa gây ra như:

    • Thuốc hạ cholesterol: Nhóm thuốc chính dùng để giảm cholesterol xấu LDL cholesterol gây ra các mảng xơ vữa trong cơ thể. Các nhóm thuốc hạ cholesterol thường dùng là nhóm statin, fibrate, niacin và resin gắn axit mật.

    • Thuốc chẹn kênh canxi: Có tác dụng giúp giãn động mạch, giảm huyết áp và tương đối an toàn trong điều trị xơ vữa mạch vành. Các thuốc này gồm amlodipine, diltiazem…

    • Thuốc chẹn beta: Thuốc này giúp làm giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy của tim và giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Một số thuốc bao gồm acebutolol, atenolol…

    • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Giúp làm giảm huyết áp, ngăn chặn sự tiến triển xơ hóa động mạch. Các thuốc này bao gồm captopril, enalapril…

    • Thuốc chống đông máu: Có tác dụng làm giảm sự kết tập của tiểu cầu, hạn chế các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Các thuốc này bao gồm aspirin, clopidogrel…

    Các loại thuốc kiểm soát xơ vữa động mạch cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh tránh tự ý dùng thuốc.

    3. Phẫu thuật xơ vữa động mạch

    Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phẫu thuật sau đây:

    • Phẫu thuật bắc cầu động mạch: Phẫu thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng tĩnh mạch từ các nơi khác trong cơ thể, và dùng để làm cầu nối cho dòng máu đi qua phần mạch máu bị tắc nghẽn để về tim.

    • Nạo mảng xơ vữa: Điều này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một ống thông với một lưỡi dao sắc ở một đầu để loại bỏ mảng bám động mạch.

    • Tiêu sợi huyết: Bác sĩ sẽ làm tan khối máu đông bằng cách tiêm một loại thuốc vào động mạch bị tắc nghẽn.

    • Nong mạch, đặt stent: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng, dẻo gọi là ống thông và một quả bóng để mở rộng động mạch, sau đó sẽ dùng ống stent bằng kim loại đặt vào để giúp cho lòng mạch được lưu thông.

    Các phương pháp phẫu thuật xơ vữa động mạch thường chỉ thực hiện trong những trường hợp nặng, đồng thời chi phí phẫu thuật tương đối cao nên không phải người bệnh nào cũng có điều kiện thực hiện.

    4. Dùng thảo dược giúp ngăn ngừa mảng xơ vữa

    Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã cho thấy một số thảo dược có tác dụng giúp hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị xơ vữa như:

    • Chiết xuất cam Bergamot: Có tác dụng kiểm soát mỡ máu và ổn định đường huyết bình thường, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
    • Chiết xuất Nần nghệ chuẩn hóa: Có tác dụng hạ mỡ dư thừa trong máu, ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim.
    • Hesperidin và rutin: Có công dụng làm tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kyoman được bào chế từ chiết xuất cam Bergamot, Nần nghệ, hesperidin và rutin đã mang đến giải pháp an toàn và hiệu quả cho người bệnh trong cuộc hành trình đẩy lùi xơ vữa động mạch.

    Để điều trị xơ vữa động mạch hiệu quả, bạn cần nắm chắc những hiểu biết về bệnh để có cách xử lý phù hợp. Hãy thay đổi lối sống, kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ phối hợp cùng sản phẩm thảo dược, bạn sẽ có thể đẩy lùi được chứng bệnh này!

    về xơ vữa động mạch

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kyoman (*) không chỉ tập trung giảm mỡ máu mà còn giúp tăng sức bền thành mạch và ổn định đường huyết. Việc sử dụng TPBVSK Kyoman giúp bạn giảm tối đa các biến chứng do mỡ máu cao.

    Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ đã chứng minh hiệu quả kiểm soát mỡ máu của thành phần trong TPBVSK Kyoman, sản phẩm này được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm về TPBVSK Kyoman tại đây.

    (*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Hoàng Trí HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 29/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo