backup og meta

Rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ lipid trong máu quá cao hoặc quá thấp. Lipid là các chất béo, bao gồm triglyceride và cholesterol.

Nhiều người thường duy trì mức lipid lành mạnh bằng cách ăn uống cân bằng và có lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc để điều trị rối loạn mỡ máu.

Bệnh rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ của một hoặc nhiều chất béo (lipid) trong máu không ổn định.

Máu gồm 3 loại chất béo chính:

  • Lipoprotein mật độ cao – cholesterol “tốt’ (HDL)
  • Lipoprotein mật độ thấp – cholesterol “xấu’ (LDL)
  • Triglyceride – chất béo trung tính

Nếu bạn bị rối loạn lipid máu, nghĩa là mức LDL hoặc triglyceride của bạn quá cao và mức HDL quá thấp.

Cholesterol LDL được coi là loại cholesterol xấu vì nó có thể tích tụ và hình thành các khối hoặc mảng bám trong các thành động mạch. Quá nhiều mảng bám trong động mạch tim có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

HDL là cholesterol tốt vì nó giúp loại bỏ LDL khỏi máu.

Triglyceride tạo ra từ lượng calo bạn ăn vào nhưng vẫn chưa được dùng. Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào chất béo. Nó sẽ giải phóng năng lượng khi bạn cần. Tuy nhiên, nếu nạp nhiều calo hơn mức đốt cháy, bạn có thể tích tụ triglyceride.

Mức LDL và triglyceride cao khiến bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn. Nồng độ cholesterol HDL thấp có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim.

Các dạng rối loạn mỡ máu

mỡ máu

Bệnh mỡ máu thường được chia thành hai nhóm: nguyên phát và thứ phát.

Các rối loạn nguyên phát thường là do di truyền. Rối loạn mỡ máu thứ phát là do mắc phải, nghĩa là nó phát triển từ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như béo phì hoặc tiểu đường.

Nhiều người thường nghĩ tăng lipid máu là rối loạn lipid máu, nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. Tăng lipid máu đề cập đến mức độ cao của LDL hoặc triglyceride. Rối loạn lipid máu có thể đề cập đến mức cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường đối với những loại chất béo trong máu.

Các dạng rối loạn mỡ máu nguyên phát gồm:

  • Tăng lipid máu hỗn hợp gia đình. Đây là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất khiến cholesterol LDL và triglyceride cao. Nếu bị tăng lipid máu hỗn hợp gia đình, bạn có thể phát triển những vấn đề này ở tuổi thanh thiếu niên hoặc độ tuổi 20. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành sớm, có thể dẫn đến đau tim.
  • Tăng apolipoprotein B. Đây là một loại protein có trong cholesterol LDL.

Tăng lipid máu là tình trạng có thể do nguyên phát hoặc thứ phát. Nếu mắc tình trạng này, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ cholesterol LDL hoặc triglyceride.

Triệu chứng của bệnh rối loạn mỡ máu

Nếu tình trạng rối loạn nhẹ, bạn thường sẽ không phát hiện ra bệnh. Thông thường, bác sĩ chỉ có thể phát hiện rối loạn mỡ máu thông qua xét nghiệm máu.

Bệnh rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không?

Nếu không điều trị rối loạn mỡ máu nặng, bạn có thể mắc các tình trạng sức khỏe khác, như bệnh mạch vành và bệnh động mạch ngoại biên. Cả hai tình trạng này đều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, như đau tim và đột quỵ.

Các triệu chứng phổ biến của những bệnh trên gồm:

  • Đau chân, đặc biệt khi bước đi hoặc đứng
  • Đau ngực
  • Tức ngực, cảm giác chèn ép trong ngực và khó thở
  • Đau, căng và khó chịu ở cổ, hàm, vai, lưng
  • Khó tiêu và ợ nóng
  • Khó ngủ và kiệt sức vào ban ngày
  • Chóng mặt và tim đập nhanh
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Nôn và buồn nôn
  • Sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, dạ dày và tĩnh mạch cổ
  • Ngất xỉu

Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn vận động hoặc căng thẳng và thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi.

Nếu bị đau ngực, đặc biệt có các dấu hiệu khác đi kèm, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn mỡ máu là gì?

chữa bệnh béo phì

Một số thói quen có thể dẫn đến rối loạn mỡ máu gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Béo phì và lười vận động
  • Ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Uống rượu quá mức cũng có thể góp phần làm tăng triglyceride

Bạn có nguy cơ mắc chứng rối loạn mỡ máu nguyên phát cao hơn nếu có một hoặc cả bố và mẹ bị rối loạn này.

Ngoài ra, người càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc cholesterol cao. Phụ nữ thường có mức LDL thấp hơn nam giới cho đến khi mãn kinh. Lúc này, mức LDL trong họ bắt đầu tăng.

Các tình trạng y tế khác có thể làm tăng nguy cơ rối loạn bao gồm:

  • Tiểu đường tuýp 2
  • Suy giáp
  • Bệnh thận mãn tính

Chẩn đoán rối loạn mỡ máu

Xét nghiệm máu chẩn đoán u quái

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra LDL, HDL và triglyceride sẽ cho thấy mức độ của các chất béo trong cơ thể. Dựa vào đó, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có bị rối loạn mỡ máu không. Những con số này có thể thay đổi từ năm này sang năm khác, vì vậy tốt nhất bạn nên làm xét nghiệm máu hàng năm.

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm máu thường xuyên hơn.

Những cách điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả

Bác sĩ thường sẽ tập trung vào việc làm hạ mức triglyceride và LDL của người bệnh. Tuy nhiên, các lựa chọn điều trị có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc điều chỉnh lipid cho những người có tổng mức cholesterol rất cao.

Họ cũng có thể chỉ định statin để điều trị cholesterol cao. Thuốc này sẽ cản trở quá trình sản xuất cholesterol trong gan.

Nếu statin không làm giảm mức LDL và triglyceride, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc khác, bao gồm:

  • Ezetimibe
  • Niacin
  • Fibrate
  • Nhóm resin gắn axit mật
  • Evolocumab và alirocumab
  • Lomitapide và mipomersen

Một số thay đổi lối sống có thể giúp hàm lượng lipid duy trì ở mức khỏe mạnh, chẳng hạn như:

ăn uống cho rối loạn mỡ máu

  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa, sô cô la, khoai tây chiên và các món chiên
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, bằng cách giảm cân nếu cần thiết
  • Giảm hoặc tránh uống rượu
  • Bỏ hút thuốc
  • Tránh ngồi trong thời gian dài
  • Bổ sung các chất béo không bão hòa đa lành mạnh, chẳng hạn như những chất có trong các loại hạt, cây họ đậu, cá, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu
  • Dùng omega-3, có thể từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng
  • Ăn nhiều chất xơ từ trái cây, rau và ngũ cốc
  • Ngủ đủ giấc (6-8 tiếng mỗi đêm)
  • Uống nhiều nước.

 

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What is Dyslipidemia? http://www.sgh.com.sg/subsites/life-centre/life%20centre%20specialties/units/obesity-and-metabolic-unit/conditions-and-treatments/pages/dyslipidemia.aspx. Ngày truy cập 03/10/2016.

High Cholesterol – Topic Overview. http://www.webmd.com/cholesterol-management/tc/high-cholesterol-overview. Ngày truy cập 03/10/2016.

High cholesterol. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/home/ovc-20181871. Ngày truy cập 03/10/2016.

What is dyslipidemia? http://answers.webmd.com/answers/1198206/what-is-dyslipidemia. Ngày truy cập 03/10/2016.

Phiên bản hiện tại

25/06/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Người bị bệnh động mạch vành nên ăn gì? | Hello Bacsi x SANOFI

Cholesterol là gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 25/06/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo