backup og meta

Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không?

Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không?

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý hiếm được biết đến với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Trong đó, nhiều bệnh nhân cao huyết áp vẫn dùng loại dược liệu này như một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ làm giảm huyết áp cao. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không, nên dùng không? Cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Huyết áp thấp là gì?

Trước khi tìm hiểu xem “Đông trùng hạ thảo có tốt cho người bị huyết áp thấp hay không?” thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bệnh lý huyết áp thấp là gì? Huyết áp thấp (hay hạ huyết áp, tụt huyết áp) là một bệnh lý tim mạch, được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó, huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg.

Bệnh huyết áp thấp chia làm 2 loại là huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý:

  • Huyết áp sinh lý có thể do yếu tố gia đình, hoặc người dân sống ở vùng núi cao.
  • Huyết áp bệnh lý: Do sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận hoặc suy giảm hoạt động tuyến giáp, do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được.

So với bệnh lý tăng huyết áp thì bệnh lý huyết áp thấp có vẻ như ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, hiện nay bệnh lý huyết áp thấp được xem như là một “sát thủ thầm lặng” nếu không được kiểm soát tốt vẫn có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bởi theo thống kê có tới 10 – 15% số ca đột quỵ (tai biến mạch máu não) có liên quan đến huyết áp thấp. Người bệnh huyết áp thấp lâu năm có thể bị teo não, suy giảm trí nhớ sớm do tế bào thần kinh không nhận đủ oxy, dinh dưỡng và dần thoái hóa.

Huyết áp thấp gây nên giảm tuần hoàn máu trong cơ thể, khiến bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau: 

  • Chóng mặt, choáng váng, đau đầu, xây xẩm khi thay đổi tư thế đặc biệt là từ tư thế ngồi sang tư thế đứng
  • Sắc mặt tái nhợt, môi, niêm mạc, móng tay chân kém hồng hào, tay chân lạnh, hay tê bì nhức mỏi.
  • Người thường xuyên ở trạng thái mệt mỏi, khó có thể làm việc, lao động năng suất.
  • Tinh thần uể oải, kém tập trung, trí nhớ kém.
  • Trường hợp huyết áp thấp kéo dài không điều trị có thể gây nên ngất xỉu, thậm chí là dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm, đe dọa tính mạng.

Đối với những người có huyết áp thấp sinh lý, các triệu chứng trên sẽ ít xuất hiện hơn. Tuy nhiên nếu có xuất hiện, bạn nên được thăm khám và điều trị sớm.

Để có kết quả điều trị huyết áp thấp hiệu quả, chúng ta cần tuân thủ dùng thuốc đúng chỉ định, thay đổi lối sống và có thể sử dụng các thuốc thảo dược từ Y học cổ truyền.

Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không?

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc nổi tiếng quý hiếm của Y học cổ truyền. Đây là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Đông trùng hạ thảo tự nhiên có giá rất đắt đỏ và chỉ phát hiện được vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam…

Hiện tại, trên thị trường tồn tại 3 dạng Đông trùng hạ thảo là tự nhiên, bán tự nhiên và nhân tạo. Hàm lượng dược chất và giá thành giữa 3 loại này rất khác nhau.

Các nghiên cứu đã chứng minh Đông trùng hạ thảo có công dụng hạ huyết áp thông qua tác dụng làm giãn mạch máu. Vậy, người huyết áp thấp có uống được đông trùng hạ thảo không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Mặc dù đông trùng hạ thảo được chứng minh là có tác dụng làm giảm huyết áp nhưng cũng giúp làm tăng lưu lượng máu nhờ khả năng làm giãn mạch và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể nên cũng tốt cho người huyết áp thấp.

Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch có thể kể đến như:

  • Cải thiện mức năng lượng, chống mệt mỏi: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng đông trùng hạ thảo có thể cung cấp cho cơ thể lượng lớn axit amin, khoáng chất và một số nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc phục hồi cơ thể suy nhược. Đồng thời, đông trùng hạ thảo còn kích thích sản sinh ATP và oxi tăng cường trao đổi chất, làm giảm triệu chứng mỏi mệt. Vì vậy, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng nhiều cho người suy nhược, người bị gầy yếu,…
  • Cải thiện lưu lượng máu đến mạch vành và tăng tuần hoàn máu não.
  • Khắc phục những bất thường trong các cơn co thắt tim (còn được gọi là tình trạng rối loạn nhịp tim).
  • Đông trùng hạ thảo có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh và ổn định nhịp tim. Ngoài ra, còn có công năng giãn nở cơ tim, mạch máu
  • Khắc phục những bất thường trong các cơn co thắt tim (còn được gọi là tình trạng rối loạn nhịp tim).
  • Tăng cường hơn 60% cung lượng máu đến tim ở bệnh nhân bị suy tim mạn tính.
  • Giảm đáng kể độ nhớt của máu và mức độ fibrinogen, giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.
  • Giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim, mang lại tác dụng chống thiếu oxy cho cơ tim.
  • Ngăn ngừa kết tập tiểu cầu, hỗ trợ phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch ở người huyết áp thấp.

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, chẳng hạn như:

  • Bồi bổ cơ thể nhờ bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng bao gồm nhiều loại axit amin thiết yếu, các vitamin như B1, B2, B12 và K, các loại carbohydrate khác nhau như monosacarit, oligosacarit và các loại polysacarit, protein, sterol, nucleoside quan trọng, cũng như các nguyên tố vi lượng khác.
  • Tăng cường sức chịu đựng thể chất cho người lớn tuổi và các vận động viên nhờ tăng năng lượng.
  • Kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm, chống oxy, ngăn ngừa ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa đường huyết.
  • Hỗ trợ chức năng tình dục và chống lão hóa.
  • Tốt cho gan, thận, phổi và cả hệ thần kinh.

Cách sử dụng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp

cách dùng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp

Người bị bệnh huyết áp thấp được khuyên nên dùng đông trùng hạ thảo ngâm mật ong. Hỗn hợp này không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp người bệnh giảm mệt mỏi, ăn uống ngon miệng và có giấc ngủ sâu hơn.

Cách sử dụng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp như sau:

  • Sử dụng 100 gram đông trùng hạ thảo tươi hoặc 20 gram ở dạng khô ngâm cùng với khoảng 1 lít mật ong nguyên chất.
  • Sau khoảng 7 ngày (đối với dạng khô) và 15 – 30 ngày (đối với dạng tươi) là có thể dùng được.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 5 ml hỗn hợp đông trùng hạ thảo ngâm mật ong pha loãng với nước ấm để uống trực tiếp.
  • Uống vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thu tốt nhất.

Đông trùng hạ thảo được coi là an toàn và không gây độc hại. Các nhà nghiên cứu khuyên nên dùng đông trùng hạ thảo khoảng 3 – 4,5 gram/ngày là đủ, ngoại trừ những bệnh nhân mắc bệnh gan nặng.

Những lưu ý khác khi dùng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp

lưu ý khi dùng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp

Tuy được đánh giá là an toàn và mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đông trùng hạ thảo không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, người huyết áp thấp nên tuân thủ điều trị được bác sĩ chỉ định, duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát tốt huyết áp.
  • Liều dùng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có thể thay đổi tùy vào bệnh lý nền mắc phải và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Một số báo cáo cho thấy các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng đông trùng hạ thảo bao gồm: khô miệng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Nếu gặp một trong những triệu chứng trên, hãy lập tức ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
  • Một số báo cáo về tình trạng ngộ độc chì ở những bệnh nhân dùng đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, nồng độ chì trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng dùng.
  • Không dùng đông trùng hạ thảo cho những bệnh nhân có phản ứng dị ứng, những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ hệ thống và bệnh đa xơ cứng.
  • Thận trọng khi sử dụng đông trùng hạ thảo đối với những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống vi-rút và bệnh nhân tiểu đường.
  • Độ an toàn khi dùng đông trùng hạ thảo ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, những người mắc bệnh gan hoặc thận nặng vẫn chưa được chứng minh nên cần hết sức thận trọng khi dùng.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Đông trùng hạ thảo cho người huyết áp thấp có tốt không?”. Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu tự nhiên được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Việc sử dụng loại dược liệu này là một liệu pháp hỗ trợ giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ để được tư vấn, điều trị nếu cần thiết.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pharmacological and therapeutic potential of Cordyceps with special reference to Cordycepin. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3909570/. Ngày truy cập: 17/10/2023

Đông trùng hạ thảo là gì? Phân loại, tác dụng, cách dùng, giá bán. https://syt.binhdinh.gov.vn/index.php/vi/news/y-te-du-phong/dong-trung-ha-thao-la-gi-phan-loai-tac-dung-cach-dung-gia-ban-2648.html. Ngày truy cập: 17/10/2023

Đông Trùng Hạ Thảo: Công Dụng, Cách Dùng, Giá Cả, Địa Chỉ Bán. https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/dong-trung-ha-thao. Ngày truy cập: 17/10/2023

Đông Trùng Hạ Thảo Và Những Lợi Ích Kỳ Diệu Cho Sức Khỏe. https://thuocdantoc.vn/duoc-lieu/dong-trung-ha-thao. Ngày truy cập: 17/10/2023

Đông trùng hạ thảo sử dụng như thế nào là đúng cách? https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/-ong-trung-ha-thao-su-dung-nhu-the-nao-la-ung-cach-?inheritRedirect=false. Ngày truy cập: 17/10/2023

Một số cách sử dụng đông trùng hạ thảo. https://bvnguyentriphuong.com.vn/bac-si-tu-van/mot-so-cach-su-dung-dong-trung-ha-thao. Ngày truy cập: 17/10/2023

Cordyceps Is a Killer Fungi With Potential Health Benefits. https://health.clevelandclinic.org/cordyceps-benefits/. Ngày truy cập: 17/10/2023

Cordyceps. https://froemkelab.med.nyu.edu/surgery/content?ChunkIID=104680. Ngày truy cập: 17/10/2023

Phiên bản hiện tại

19/12/2023

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Tụt huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì để mau hồi phục?

Tụt huyết áp nên uống gì? Bỏ túi 5 công thức làm tăng huyết áp tức thì


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung

Y học cổ truyền · Quân Y Viện 7A


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 19/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo