backup og meta

Giải đáp thắc mắc người bị bệnh tim không nên ăn gì?

Giải đáp thắc mắc người bị bệnh tim không nên ăn gì?

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Úc vào năm 2018, với 11% tổng số ca tử vong là do bệnh tim. Mặc dù không có một nguyên nhân gây bệnh duy nhất, tuy nhiên, chế độ ăn uống không lành mạnh có thể là một trong những yếu tố nguy cơ góp phần làm giảm tuổi thọ và sức khỏe của người bị bệnh tim. Vậy, người bị bệnh tim không nên ăn gì?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh tim, hãy chú ý đến những gì bạn ăn và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm lành mạnh là một trong những biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu những loại thực phẩm mà người bệnh tim cần tránh trong bài viết ngay sau đây nhé!

Người bị bệnh tim không nên ăn gì?

1. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa (còn được gọi là chất béo xấu) có xu hướng làm tăng cholesterol LDL trong máu. Mức cholesterol xấu trong máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ các mảng trong thành động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống tốt cho tim mạch phải ít hơn 6% tổng lượng calo hàng ngày. Tức là, nếu bạn cần nạp 2000 calo mỗi ngày, thì lượng chất béo bão hòa nạp vào nằm trong khoảng 11 đến 13 gram.

bệnh tim không nên ăn gì? Thức ăn chứa nhiều chất béo

Người bệnh tim không nên ăn gì? Hãy hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như:

  • Bơ động vật.
  • Dầu dừa, dầu cọ.
  • Mỡ lợn, thịt xông khói, xúc xích, thịt bò, thịt cừu, da gà.
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh ngọt và bánh quy.

2. Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa

Giống như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có xu hướng làm tăng cholesterol LDL xấu trong máu và giảm mức cholesterol HDL tốt. Vì vậy, chúng gây hại cho sức khỏe và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ.

Nếu bạn thắc mắc người bệnh tim không nên ăn gì thì câu trả lời sẽ là các loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa như:

  • Dầu hoặc bơ thực vật đã bị hydro hóa dùng trong các món chiên giòn và nướng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bánh ngọt, bánh quy, thức ăn nhanh được chiên giòn.
  • Sữa nguyên béo và các sản phẩm từ sữa khác, chẳng hạn như phô mai, sữa chua.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là một bước quan trọng để giảm lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. 

Vì vậy, người bệnh tim khi sử dụng chất béo, hãy chọn chất béo không bão hòa đơn, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải. Ưu tiên các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đa, được tìm thấy trong một số loại cá, quả bơ, quả hạch và các loại hạt. Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể giúp giảm mức cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong máu, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ do bệnh tim.

3. Thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến

Người bị bệnh tim không nên ăn gì? Hạn chế các loại thịt đỏ chưa qua chế biến (chẳng hạn như thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt lợn, thịt thỏ và các loại thịt thú rừng khác) đến tối đa 350g (trọng lượng đã nấu chín) mỗi tuần. Đồng thời, tránh các loại thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như xúc xích, giăm bông, thịt ba rọi, thịt chiên có tẩm bột.

Thay vào đó, hãy cố gắng ăn nhiều cá hơn, đặc biệt là các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá thu, cá trích… Bởi chúng rất giàu axit béo omega-3 và ít chất béo bão hòa giúp giảm mức cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu. Nếu chọn ăn thịt, hãy loại bỏ phần mỡ có thể nhìn thấy trước khi nấu và loại bỏ da khỏi thịt gà.

4. Bệnh tim không nên ăn gì? Các món ăn hoặc thực phẩm chứa nhiều muối

bệnh tim không nên ăn gì? Thức ăn nhanh

Ăn quá nhiều muối (natri) có thể dẫn đến huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim và đột quỵ. Theo khuyến nghị, một người trưởng thành khỏe mạnh không tiêu thụ quá 2300 miligam (mg) natri mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê muối) và lý tưởng nhất ở người mắc bệnh tim là tiêu thụ không quá 1.500 mg natri mỗi ngày.

Hạn chế muối là một phần quan trọng của chế độ ăn uống tốt cho tim mạch. Phần lớn lượng muối bạn ăn đến từ thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn. Ngay cả những thức ăn có vị ngọt cũng có thể chứa rất nhiều muối.

Cách đơn giản để cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn cho người bệnh tim là tự nấu ăn tại nhà, hạn chế thức ăn nhanh và các thực phẩm chế biến sẵn có sử dụng muối để tăng hương vị trong thành phần.

5. Ngũ cốc tinh chế

Người bị bệnh tim không nên ăn gì? Đó là các loại ngũ cốc tinh chế (đã qua chế biến kỹ), như bánh mì trắng, cơm trắng, mì ống trắng và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng có đường, đã bị loại bỏ chất xơ. Những món ăn này hoàn toàn không tốt cho người bệnh tim bởi nó có thể làm tăng lượng đường huyết và cholesterol trong máu.

Thay vì dùng ngũ cốc tinh chế, hãy tìm mua ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, trái cây và rau quả. Chúng là nguồn chất xơ tuyệt vời và rất tốt cho tim mạch.

Hiểu bệnh tim không nên ăn gì để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một khi bạn biết bệnh tim không nên ăn gì và loại thực phẩm nào nên hạn chế, bạn sẽ tiến tới xây dựng một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch với các loại thực phẩm lành mạnh. Người bệnh tim hãy bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm sau đây:

  • Rau và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào lại rất ít calo, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
  • Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, giúp điều hòa huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích,…có thể giúp làm giảm chất béo trung tính trong máu và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch.
  • Các loại đậu cũng là những nguồn protein tốt, ít chất béo và không chứa cholesterol, là những thực phẩm thay thế tốt cho thịt.
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa tách béo hoặc ít béo (1%), sữa chua và phô mai tách béo.
  • Lựa chọn chất béo lành mạnh từ các loại hạt, hạt lanh, dầu ô liu, quả bơ, quả óc chó, đậu nành và dầu hạt cải.
  • Thịt nạc (bỏ da đối với thịt gà).
  • Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để tạo hương vị cho thực phẩm, thay vì thêm muối.

Mặc dù bạn có thể biết người bệnh tim không nên ăn gì và việc ăn một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, việc thay đổi thói quen ăn uống thường rất khó khăn. Hãy cố gắng thay đổi từng chút một, mỗi ngày, thêm các loại thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống bất cứ lúc nào có thể. Cố gắng ăn đa dạng và đầy đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng để giúp duy trì cơ thể và một trái tim khỏe mạnh.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Heart-healthy diet: 8 steps to prevent heart disease. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/heart-healthy-diet/art-20047702. Ngày truy cập: 06/04/2022

Diet and heart disease risk. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/heart-disease-and-food. Ngày truy cập: 06/04/2022

Prevention-Heart attack. https://www.nhs.uk/conditions/heart-attack/prevention/. Ngày truy cập: 06/04/2022

Avoid These Foods if You Have Heart Failure. https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/heart-and-vascular-blog/2020/august/avoid-these-foods-if-you-have-heart-failure. Ngày truy cập: 06/04/2022

What should I eat to avoid heart disease? https://www.escardio.org/The-ESC/Press-Office/Press-releases/what-should-i-eat-to-avoid-heart-disease. Ngày truy cập: 06/04/2022

10 foods that may impact your risk of dying from heart disease, stroke, and type 2 diabetes. https://www.health.harvard.edu/blog/10-foods-that-may-impact-your-risk-of-dying-from-heart-disease-stroke-and-type-2-diabetes-2019100717965. Ngày truy cập: 06/04/2022

Phiên bản hiện tại

19/04/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Huyền Lương


Bài viết liên quan

Người bệnh tim nên ăn trái cây gì để duy trì sức khỏe tim mạch?

Hỏi đáp bác sĩ: Bệnh tim có di truyền không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 19/04/2022

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo