backup og meta

Viêm dạ dày cấp là gì, triệu chứng nào cần đi khám ngay?

Viêm dạ dày cấp là gì, triệu chứng nào cần đi khám ngay?

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp là do sự suy yếu hoặc tổn thương của niêm mạc dạ dày, điều này có thể tạo điều kiện cho axit trong dạ dày làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày và làm viêm niêm mạc. Có một số yếu tố nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, bao gồm sử dụng một số loại thuốc, nhiễm trùng, căng thẳng cấp tính và các yếu tố chế độ ăn uống.

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về tình trạng viêm dạ dày cấp cùng những thông tin y khoa liên quan.

Tìm hiểu chung về bệnh viêm dạ dày cấp

Bệnh viêm dạ dày cấp là gì?

Viêm dạ dày cấp là thuật ngữ dùng để đề cập đến tình trạng sưng và viêm đột ngột ở lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến cảm giác đau nghiêm trọng tại đây. Tuy nhiên, cơn đau dạ dày cấp này thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn.

Viêm dạ dày khác với tình trạng viêm dạ dày ruột. Viêm dạ dày chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, thường gây nôn và buồn nôn. Ngược lại, viêm dạ dày ruột có thể ảnh hưởng cả dạ dày và ruột. Bệnh này có thể khiến bạn bị tiêu chảy cùng với nôn và buồn nôn.

Mặt khác, dù tỷ lệ mắc viêm dạ dày mạn tính ở các nước đang phát triển đã giảm, nhưng tỷ lệ viêm dạ dày cấp vẫn còn cao.

Triệu chứng viêm dạ dày cấp

mệt mỏi chán ăn do viêm dạ dày cấp

Phần lớn trường hợp, người bị viêm dạ dày cấp sẽ không bộc lộ bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào. Tuy vậy, cũng không ít người bắt gặp một số triệu chứng viêm dạ dày cấp với mức độ từ nhẹ đến nặng như:

  • Chán ăn
  • Khó tiêu
  • Đi tiêu phân có màu đen
  • Buồn nôn, nôn
  • Nôn ra máu trông như bã cà phê
  • Đau ở phần bụng trên
  • Cảm giác no ở phần bụng trên sau khi ăn. 

Ngoài ra, đôi khi các dấu hiệu viêm dạ dày cấp này cũng có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như:

Do đó, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để xác định đúng vấn đề đang diễn ra, đồng thời sớm có biện pháp can thiệp phù hợp. 

Bạn cũng cần đến gặp bác sĩ nếu biểu hiện trên kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Đặc biệt, nếu bạn nôn ra máu, hãy lập tức đến bệnh viên ngay để được cấp cứu kịp thời. 

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân viêm dạ dày cấp là gì?

Bệnh viêm dạ dày cấp chủ yếu xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện cho axit tiêu hóa gây kích ứng dạ dày. Các tác nhân đứng sau vấn đề này có thể kể đến như:

lạm dụng rượu gây viêm dạ dày cấp

Ngoài ra, đôi khi nguyên nhân viêm dạ dày cấp cũng có nguy cơ đến từ các yếu tố sau:

  • Nhiễm virus
  • Căng thẳng cực độ
  • Rối loạn tự miễn, có thể làm cho hệ thống miễn dịch tấn công niêm mạc dạ dày
  • Bệnh về tiêu hóa và rối loạn, như bệnh Crohn
  • Trào ngược mật
  • Sử dụng chất gây nghiện…

Những ai có nguy cơ mắc bệnh?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cấp thường bao gồm:

Chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày cấp

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm lâu ngày ở lớp niêm mạc dạ dày có nguy cơ dẫn đến hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như:

Do đó, nếu bắt gặp bất kỳ triệu chứng viêm dạ dày cấp nào như đã nêu ở trên, bạn nên mau chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, kịp thời.

Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán viêm dạ dày cấp là gì?

xét nghiệm máu

Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi chi tiết để tìm hiểu về các triệu chứng bệnh. Sau đó, các chuyên gia sẽ chỉ định bạn thực hiện một số thủ thuật xét nghiệm nhằm đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác hơn, chẳng hạn như:

  • Tổng phân tích tế bào máu (CBC) giúp kiểm tra sức khỏe tổng thể của bạn
  • Xét nghiệm máu, hơi thở hoặc nước bọt giúp kiểm tra H. pylori
  • Xét nghiệm phân giúp phát hiện tình trạng máu trong phân
  • Nội soi giúp bác sĩ quan sát được niêm mạc dạ dày
  • Sinh thiết mô dạ dày
  • Chụp X-quang giúp bác sĩ xác định các vấn đề cấu trúc trong hệ tiêu hóa

Những phương pháp nào giúp điều trị viêm dạ dày cấp?

Nhiều người thường thắc mắc điều trị viêm dạ dày cấp được thực hiện như thế nào? Trong một số trường hợp, bệnh viêm dạ dày cấp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Thêm vào đó, việc tuân thủ chế độ ăn nhẹ (không có các thực phẩm kích thích) cũng có thể góp phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Thực phẩm có ít axit tự nhiên, ít chất béo và ít chất xơ có thể được cơ thể dung nạp tốt nhất. Nếu bạn nôn liên tục, hãy thủ dùng các loại súp ấm.

Tuy nhiên, thực tế hầu hết người bệnh sẽ cần tiếp nhận phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp cụ thể. Thời gian điều trị và phục hồi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số lựa chọn điều trị thường gặp gồm:

Thuốc

Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị kết hợp một số loại thuốc kê toa để điều trị viêm dạ dày cấp tính, ví dụ như:

  • Các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để trung hòa axit dạ dày.
  • Thuốc kháng H2 làm giảm sản xuất axit dạ dày và có thể uống trong vòng 10 – 60 phút trước khi ăn.
  • Thuốc ức chế bơm proton giúp ức chế sản xuất axit dạ dày. Các thuốc này chỉ nên được dùng một lần trong mỗi 24 giờ và không quá 14 ngày.
  • Việc dùng thuốc kháng sinh chỉ cần thiết nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như H. pylori.

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng kết hợp với chất ức chế bơm proton, thuốc kháng axit hoặc thuốc đối kháng H2. Phác đồ điều trị thường kéo dài từ 10 ngày đến 4 tuần.

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs hoặc corticosteroid nào để xem các triệu chứng bệnh có thuyên giảm không. Tuy nhiên, bạn không được tự ý ngừng dùng các thuốc này khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Thay đổi lối sống

Bạn có biết rằng việc thay đổi lối sống có thể giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày cấp cũng như những triệu chứng khó chịu khác, chẳng hạn như:

  • Hạn chế uống bia rượu
  • Tránh những món ăn cay, chiên xào hoặc thực phẩm có tính axit
  • Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ
  • Kiểm soát và giảm căng thẳng
  • Tránh dùng các thuốc kích thích niêm mạc dạ dày như aspirin hoặc NSAIDs

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa viêm dạ dày cấp?

nấu chín thức ăn

Một số biện pháp sau sẽ giúp bạn phòng ngừa viêm dạ dày cấp tính:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn nahwmf hạn chế nguy cơ lây nhiễm khuẩn
  • Tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn ngay sau khi nấu chín
  • Tránh hoặc hạn chế uống bia rượu
  • Tránh hoặc không nên sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid thường xuyên. Nếu phải dùng, bạn hãy uống thuốc cùng với thức ăn và nước để tránh các triệu chứng viêm dạ dày.

Hello Bacsi hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm dạ dày cấp, có thể nhận biết được dấu hiệu nguy hiểm để đi khám kịp thời và được điều trị đúng cách.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gastritis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807 Ngày truy cập 10/10/2022

Acute Gastritis

https://www.osmosis.org/answers/acute-gastritis Ngày truy cập 10/10/2022

Gastritis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544250/ Ngày truy cập 10/10/2022

Acute gastritis. https://www.healthline.com/health/gastritis-acute#prevention. Ngày truy cập 06/09/2019

Acute gastritis. https://emedicine.medscape.com/article/175909-overview. Ngày truy cập 06/09/2019

Acute gastritis. https://emedicine.medscape.com/article/175909-overview. Ngày truy cập 06/09/2019

Phiên bản hiện tại

10/10/2022

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 10/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo