backup og meta

Vỡ ruột thừa

Vỡ ruột thừa

Tìm hiểu chung

Vỡ ruột thừa là gì?

Nếu bị viêm ruột thừa nhưng không điều trị, bạn sẽ có nguy cơ bị vỡ ruột thừa. Khi tình trạng này xảy ra, vi khuẩn sẽ thoát ra ngoài khoang bụng và gây viêm nghiêm trọng. Lúc này, bệnh sẽ rất nặng và khó điều trị.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng vỡ ruột thừa là gì?

Các triệu chứng vỡ ruột thừa sẽ khác nhau, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Ban đầu, bạn có thể thấy khỏe hơn trong vài giờ. Tuy nhiên, cảm giác này thương không kéo lâu vì vỡ ruột thừa có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Khi vi khuẩn rời khỏi ruột và xâm nhập vào khoang bụng, lớp lót bên trong bụng và bên ngoài các cơ quan bụng sẽ bị viêm (viêm phúc mạc). Tình trạng này rất nghiêm trọng, có thể rất đau đớn và cần được điều trị ngay lập tức. Các triệu chứng sẽ tương tự như các triệu chứng viêm ruột thừa, ngoại trừ:

  • Đau ở toàn bộ bụng
  • Cơn đau liên tục và nghiêm trọng hơn
  • Sốt cao hơn
  • Nhịp thởnhịp tim có thể nhanh để đáp ứng với cơn đau dữ dội
  • Ớn lạnh, yếu và nhầm lẫn
  • Nếu bạn có một nhiễm trùng ở bụng, các mô xung quanh sẽ cố gắng ngăn cách nó với phần còn lại của khoang bụng và tạo thành áp xe.

Các triệu chứng của áp xe cũng tương tự như các triệu chứng viêm ruột thừa, ngoại trừ:

  • Cơn đau có thể ở một khu vực hoặc có thể ở toàn bộ bụng
  • Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói
  • Sốt thường kéo dài, ngay cả khi bạn dùng thuốc kháng sinh
  • Ớn lạnh và yếu

Khi không được điều trị, vi khuẩn từ ruột thừa bị vỡ có thể xâm nhập vào máu, gây ra nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng viêm xảy ra trên toàn bộ cơ thể với một số triệu chứng như sau:

  • Sốt hoặc hạ nhiệt độ cơ thể
  • Nhịp tim và hơi thở nhanh
  • Ớn lạnh
  • Yếu
  • Nhầm lẫn
  • Huyết áp thấp

Nguyên nhân

Nguyên nhân vỡ ruột thừa là gì?

Khi ruột thừa bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn, vi khuẩn sống bên trong cơ quan này có thể nhanh chóng nhân lên.

Ruột thừa sẽ bị viêm và chứa đầy mủ gồm vi khuẩn, mảnh vụn mô và tế bào bạch cầu chết.

Nhiễm trùng này sẽ khiến áp lực trong ruột thừa nhanh chóng tăng lên. Khi áp suất tăng, lượng máu chảy qua thành của cơ quan sẽ giảm. Các tế bào tạo nên các mô ruột thừa sẽ bị thiếu máu và bắt đầu chết.

Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi thành cơ ở một khu vực của ruột thừa mỏng đến mức nó bị vỡ ra, làm mủ chảy ra ngoài.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vỡ ruột thừa?

Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng bạn mắc phải và vị trí cơn đau để chẩn đoán vỡ ruột thừa. Ngoài ra. Họ còn đề nghị một số xét nghiệm hình ảnh để xét nhận chẩn đoán, gồm:

Những phương pháp nào giúp điều trị vỡ ruột thừa?

Để điều trị vỡ ruột thừa, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Đối với viêm phúc mạc, họ sẽ điều trị bằng cách làm sạch khoang bụng trong khi phẫu thuật để loại bỏ vi khuẩn. Bạn sẽ được tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch, ít nhất là trong vài ngày đầu. Bác sĩ cũng có thể chỉ định kháng sinh trong vài tuần để chắc chắn rằng nhiễm trùng đã hết.

Thông thường, bác sĩ sẽ cắt ruột thừa ngay lập tức. Nếu có một ổ áp xe lớn, họ sẽ dẫn lưu dịch trước khi phẫu thuật bằng cách chèn một ống nhỏ vào ổ áp xe để vi khuẩn và mủ thoát ra ngoài. Quá trình này có thể mất vài tuần, vì vậy bạn có thể phải nằm viện và thuốc kháng sinh.

Khi áp xe được dẫn lưu và kiểm soát nhiễm trùng, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật.

Đối với vỡ phẫu thuật, bác sĩ thường tiến hành phẫu thuật mở hay vì nội soi để chắc chắn khoang bụng không còn nhiễm trùng.

Bạn có thể mất từ 4-6 tuần để hồi phục hoàn toàn. Thời gian phục hồi có thể lâu hơn nếu bạn có làm dẫn lưu.

Một vài ngày sau khi phẫu thuật hoặc đặt ống dẫn lưu, bạn có thể được cho dùng thuốc giảm đau theo toa mạnh. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc không kê đơn, như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau.

Bạn thường được khuyến khích đứng dậy và đi lại càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật. Phải mất một vài ngày để ruột bắt đầu hoạt động trở lại sau khi phẫu thuật, vì vậy chế độ ăn uống của bạn trong thời gian này rất hạn chế.

Bạn nên giữ vết mổ sạch sẽ và khô ráo, tránh tắm hoặc làm ướt vết thương cho đến khi bác sĩ cho phép.

Tránh nâng bất cứ thứ gì nặng, tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động gắng sức trong 4-6 tuần sau khi phẫu thuật. Bạn sẽ có thể trở lại làm việc hoặc đi học một tuần hoặc lâu hơn sau khi phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng của bạn.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ruptured Appendix. https://www.healthline.com/health/ruptured-appendix. Ngày truy cập 29/11/2019

Ruptured Appendix. https://www.everydayhealth.com/appendicitis/guide/appendix/ruptured/. Ngày truy cập 29/11/2019

Ruptured Appendix. https://eapsa.org/parents/learn-about-a-condition/p-z/ruptured-appendicitis/. Ngày truy cập 29/11/2019

Phiên bản hiện tại

27/02/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

Viêm ruột thừa ở trẻ em: Nhận biết triệu chứng để chữa trị kịp thời


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 27/02/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo