backup og meta

Ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Cách chữa ngộ độc tại nhà

Ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Cách chữa ngộ độc tại nhà

Trong những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, để giải độc cho cơ thể người bệnh cần bổ sung chất lỏng và bù nước. Vậy sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì và ăn gì để nhanh hồi phục? 

Tình trạng ngộ độc thực phẩm hiện có xu hướng gia tăng do thời tiết nóng bức cộng với việc chế biến và bảo quản thực phẩm sai cách khiến chúng bị nhiễm khuẩn và sinh ra độc tố. Tuy nhiên đa số các trường hợp ngộ độc đều tự khỏi sau vài ngày và có thể chăm sóc tại nhà. Để biết bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì giúp giảm nhẹ triệu chứng, nhanh phục hồi, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi nhé! 

Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì, kiêng gì? 

Sau khi xác định ngộ độc thực phẩm và sơ cứu bước đầu, bạn hãy để dạ dày ổn định. Điều này có nghĩa là bạn nên tránh ăn, uống trong vài giờ. 

Uống nhiều nước hoặc dung dịch bổ sung điện giải 

Ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Điều quan trọng là cần giữ cho cơ thể đủ nước, để chống lại những tác động của ngộ độc thực phẩm. Việc bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ khiến cơ thể mất nước vì vậy người bệnh cần uống từng ngụm nước nhỏ ngay khi có thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng dung dịch bù nước đường uống (Oresol), đặc biệt là với những đối tượng như trẻ  nhỏ, người già và người có bệnh nền. 

Ngoài ra, nước ép trái cây pha loãng, đồ uống thể thao và các loại nước canh, nước dùng hầm thịt cũng có thể dùng để bổ sung chất lỏng cho người bị ngộ độc thực phẩm.

Bước tiếp theo khi đã có thể ăn uống trở lại, bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, thân thiện với dạ dày. Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng được khuyến cáo dành cho người mới bị ngộ độc thực phẩm. Trong thời gian này tốt nhất nên tránh ăn các loại thức ăn giàu chất béo vì chúng sẽ làm gia tăng áp lực “làm việc” cho dạ dày. 

Uống men vi sinh 

ngộ độc thực phẩm nên uống gì

Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Một số chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên bổ sung các loại men vi sinh (probiotic) sau khi bị ngộ độc thức ăn. Các loại men vi sinh có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm thiểu triệu chứng đau bụng và tái khởi động lại hoạt động của đường tiêu hóa. Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại men vi sinh cho người bị ngộ độc. 

Ngộ độc thực phẩm nên uống thuốc gì? 

Mặc dù trong nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, việc điều trị bằng thuốc là điều không cần thiết. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các loại thuốc cầm tiêu chảy không kê đơn có thể được chỉ định để kiểm soát triệu chứng do ngộ độc. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống ký sinh trùng để giải quyết các tác nhân gây ngộ độc. 

Uống các loại trà thảo dược 

ngộ độc thực phẩm nên uống gì

Khi bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Bạn có thể tận dụng một số loại thảo dược có sẵn trong nhà để làm giảm các triệu chứng khó chịu do ngộ độc thức ăn như: 

  • Trà gừng: Uống một cốc trà gừng hoặc ngậm một lát gừng trong miệng có thể làm dịu dạ dày và cải thiện các triệu chứng khó chịu do ngộ độc thực phẩm. 
  • Húng quế: Uống một cốc nước ép từ húng quế, thêm một chút mật ong có thể giúp làm giảm cảm giác đau quặn bụng. 
  • Hạt thì là: Hạt thì là có đặc tính kháng khuẩn. Vì vậy, bạn có thể pha một ít hạt này với nước ấm, thêm một chút muối và uống mỗi ngày 2 lần. 
  • Giấm táo: Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Lời khuyên là bạn có thể uống một chút giấm táo pha với nước ấm. Thức uống này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và làm dịu các cơn đau. 
  • Nước chanh ấm: Nước cốt chanh pha cùng với nước ấm, uống nhiều lần trong ngày giúp làm sạch dạ dày và giảm viêm. 

Ngộ độc thực phẩm không nên uống gì? 

Bên cạnh các loại thức uống giúp bạn bù nước và có tác dụng kháng khuẩn, làm giảm các triệu chứng khó chịu do ngộ độc thực phẩm gây ra thì cũng có những loại thức uống gây khó chịu cho dạ dày như: 

  • Thức uống có cồn như rượu, bia 
  • Cà phê, trà hoặc các loại thức uống chứa caffeine
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa 

Ngoài ra, bạn không nên uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định. Trong trường hợp ngộ độc không được kiểm soát, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. 

Khi nào cần đến bệnh viện? 

ngộ độc thực phẩm nên uống gì

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều có thể tự hồi phục nếu được chăm sóc tốt tại nhà. Tuy nhiên, nếu rơi vào những trường hợp sau, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện: 

  • Các triệu chứng ngộ độc rất nghiêm trọng, ví dụ như bạn bị nôn và tiêu chảy liên tục.  
  • Các triệu chứng ngộ độc không thuyên giảm sau vài giờ 
  • Xuất hiện các triệu chứng mất nước nghiêm trọng như lú lẫn, nhịp tim nhanh, mắt trũng sâu, tiểu ít hoặc vô niệu. 
  • Phụ nữ có thai, trẻ em và người lớn tuổi. 
  • Người mắc các bệnh mạn tính như bệnh viêm ruột (IBD), bệnh van tim, đái tháo đường hoặc bệnh thận. 
  • Người có hệ miễn dịch yếu, ví dụ đang dùng thuốc, điều trị ung thư hoặc HIV. 

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm 

Mặc dù không thể phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hoàn toàn nhưng bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm sau đây, để giảm thiểu tối đa nguy cơ ngộ độc

  • Rửa tay sau khi thay tã, xì mũi, chạm vào động vật, sau đi vệ sinh hay chạm vào các bề mặt công cộng.
  • Không uống sữa chưa tiệt trùng.
  • Rửa tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi ăn. 
  • Đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh của bạn đúng như hướng dẫn sử dụng. 
  • Luôn nấu chín thịt và hải sản trước khi ăn.
  • Giữ dao và thớt sạch sẽ.

Ngoài ra, hãy luôn lưu ý nguồn gốc thực phẩm và hạn sử dụng của chúng. Tuyệt đối không ăn thực phẩm đã hết hạn hoặc không được bảo quản đúng cách. Chú ý đến các quy trình vệ sinh và thực hiện một cách đầy đủ để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Hello Bacsi tin rằng qua những thông tin trên đây bạn đã có thể trả lời cho mình câu hỏi bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì cũng như những biện pháp phòng ngừa ngộ độc. Để qua đây bạn sẽ có cách xử trí an toàn cho sức khỏe khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhé! 

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Food poisoning – Diagnosis and treatment – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/diagnosis-treatment/drc-20356236

Ngày truy cập 23/5/2023

Food poisoning | NHS inform

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/infections-and-poisoning/food-poisoning

Ngày truy cập 23/5/2023

Here Are The Best Ways To Treat Food Poisoning | Piedmont Healthcare

https://www.piedmont.org/living-better/how-to-treat-food-poisoning

Ngày truy cập 23/5/2023

Treatment for Food Poisoning – NIDDK

https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/food-poisoning/treatment

Ngày truy cập 23/5/2023

10 thực phẩm chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà cực hiệu quả – Thuốc dân tộc

https://www.thuocdantoc.org/tin-tuc/10-thuc-pham-chua-ngo-doc-thuc-pham-tai-nha-cuc-hieu-qua

Ngày truy cập 23/5/2023

 

Phiên bản hiện tại

31/05/2023

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 31/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo