backup og meta

Ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu

Tìm hiểu chung

Ngộ độc rượu là tình trạng gì?

Ngộ độc rượu là một tình trạng nghiêm trọng khi bạn uống một lượng lớn rượu trong khoảng thời gian ngắn. Việc uống quá nhiều và quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hơi thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, phản xạ hầu họng và nghiêm trọng nhất là dẫn tới tình trạng hôn mê và tử vong.

Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi người lớn hoặc trẻ em vô tình hoặc cố ý uống các sản phẩm có chứa cồn. Một người bị ngộ độc rượu cần được đi cấp cứu ngay lập tức.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng ngộ độc rượu là gì?

Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường của ngộ độc rượu có thể bao gồm:

  • Lú lẫn;
  • Nôn mửa;
  • Động kinh;
  • Hơi thở chậm (ít hơn tám nhịp thở một phút);
  • Hơi thở không đều (khoảng cách giữa các nhịp thở dài hơn 10 giây);
  • Da có màu xanh hoặc da nhợt nhạt;
  • Nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt);
  • Mất ý thức và ngủ gà.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các tình trạng này.

Nếu bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ngộ độc rượu?

Rượu là chất có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của bạn. Việc ngộ độc rượu xảy ra khi bạn uống nhiều rượu hơn lượng cơ thể bạn có thể chuyển hóa một cách an toàn. Thứ nhất, dạ dày và ruột non nhanh chóng hấp thụ cồn để nó đi vào dòng máu với một tốc độ nhanh. Bạn càng uống nhiều cồn, càng nhiều cồn đi vào máu.

Gan là cơ quan đóng vai trò chính trong việc chuyển hóa cồn, nhưng nó chỉ có thể phá vỡ một số chất trong một lúc. Do đó, những gì gan không thể phá vỡ được sẽ đi chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Thông thường, cơ thể có thể chuyển hóa an toàn một 100ml rượu mỗi giờ. Nếu bạn uống nhiều hơn mức này, bạn có thể tiêu thụ nhiều cồn, làm cho cơ thể ngừng làm việc hợp lý vì gan của bạn không thể phá vỡ cồn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng ngộ độc rượu này?

Thanh thiếu niên có nhiều khả năng uống rượu quá mức. Đàn ông dễ uống nhiều rượu hơn phụ nữ, dẫn đến nguy cơ cao hơn cho việc uống rượu quá liều.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng ngộ độc rượu?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Thanh thiếu niên có nhiều khả năng uống quá mức, dẫn ngộ độc rượu;
  • Đàn ông dễ uống nhiều rượu hơn phụ nữ, dẫn đến nguy cơ cao hơn cho việc uống rượu quá liều;
  • Chiều cao và cân nặng của bạn xác định tốc độ cơ thể hấp thụ cồn. Những người có thân hình nhỏ hơn có thể gặp những ảnh hưởng của rượu nhanh hơn người có thân hình to lớn. Người thân hình nhỏ có thể bị ngộ độc rượu sau khi uống cùng lượng mà một người có thân hình to hơn có thể tiêu thụ một cách an toàn;
  • Có độ dung nạp cao đối với rượu hoặc uống rượu nhanh khi chơi các trò chơi;
  • Những người uống rượu chè chén (uống nhiều hơn 5 ly trong một giờ) cũng có nguy cơ mắc tình trạng ngộ độc rượu;
  • Nếu có các tình trạng sức khoẻ khác như bệnh tiểu đường, bạn có thể có nguy cơ cao hơn bị ngộ độc rượu;
  • Nếu bạn kết hợp rượu và ma túy, bạn có thể không cảm thấy các ảnh hưởng của rượu. Điều này có thể khiến bạn uống nhiều hơn, làm tăng nguy cơ uống rượu quá mức mà cơ thể cho phép.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng ngộ độc rượu?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám bệnh để xác định tình trạng này.

Để kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng có thể nhìn thấy của ngộ độc rượu, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ cồn trong máu và xác định các dấu hiệu độc tính khác của rượu, chẳng hạn như lượng đường trong máu thấp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng ngộ độc rượu?

Phương pháp điều trị ngộ độc rượu thường bao gồm việc chăm sóc hỗ trợ trong khi cơ thể bạn tự giải rượu, bao gồm:

  • Ngăn ngừa các vấn đề hô hấp hoặc nghẹt thở;
  • Theo dõi cẩn thận;
  • Trị liệu oxy;
  • Dịch truyền tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước;
  • Sử dụng vitamin và glucose để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của ngộ độc rượu;
  • Người lớn và trẻ em vô tình dùng methanol hoặc rượu isopropyl có thể cần lọc máu, lọc cơ học chất thải và chất độc từ ra khỏi cơ thể để đẩy nhanh việc loại bỏ rượu ra khỏi máu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng ngộ độc rượu?

Bạn không thể đảo ngược các ảnh hưởng của tình trạng ngộ độc rượu và thực sự có thể làm tình trạng nghiêm trọng nếu vẫn tiếp tục các thói quen sau:

Sử dụng cà phê đen hoặc caffeine: những chất này không thể trung hòa những ảnh hưởng của ngộ độc rượu;

  • Đi ngủ: bạn có thể mất ý thức khi ngủ;
  • Tắm bằng nước lạnh: sốc do lạnh có thể làm bạn mất ý thức;
  • Đi bộ: điều này không làm tăng tốc độ giải rượu ra khỏi cơ thể bạn.

Một số mẹo có thể giúp bạn tránh bị ngộ độc rượu:

Uống rượu vừa phải

Nếu bạn phải uống rượu, hãy uống rượu vừa phải. Đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi, bạn uống một ly một ngày và uống hai ly một ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống. Bạn cũng nên uống rượu từ từ.

Không uống khi bụng đói

Nếu dạ dày còn thức ăn có thể làm chậm sự hấp thụ rượu, mặc dù việc này sẽ không ngăn ngừa được ngộ độc rượu, ví dụ như bạn uống rượu chè chén.

Nói chuyện với con cái trong tuổi vị thành viên

Bạn cần nói chuyện với con mình về nguy hiểm của rượu và việc uống rượu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Alcohol poisoning. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alcohol-poisoning/manage/ptc-20211672  . Ngày truy cập 14/04/2017

Alcohol poisoning. http://www.healthline.com/health/acoholism/overdose#risk-factors3  . Ngày truy cập 14/04/2017

Alcohol poisoning. http://www.nhs.uk/conditions/alcohol-poisoning/Pages/Introduction.aspx  . Ngày truy cập 14/04/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Hoàng Hiệp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo