backup og meta

Khi nào bạn cần mổ đại tràng?

Khi nào bạn cần mổ đại tràng?

Bác sĩ có thể yêu cầu mổ đại tràng khi bạn mắc một số tình trạng ở đường tiêu hóa. Để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và không gặp trở ngại, bạn hãy tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ trước khi mổ đại tràng.

Mổ đại tràng là phẫu thuật cắt bỏ phần ruột già bị bệnh. Đôi khi, bác sĩ cũng cắt bỏ hoàn toàn ruột già. Mổ đại tràng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy bạn phải ở lại bệnh viện một vài ngày sau khi được phẫu thuật.

Tại sao bạn cần thực hiện mổ đại tràng?

Phẫu thuật cắt đại tràng có thể được thực hiện để điều trị các tình trạng sau:

  • Ung thư đại tràng
  • Tắc nghẽn ruột do mô sẹo hoặc khối u
  • Viêm túi thừa
  • Polyp tiền ung thư
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu ruột
  • Xoắn ruột – ruột bị xoắn bất thường
  • Viêm loét đại tràng – một loại viêm ruột
  • Lồng ruột, là tình trạng khi một phần của ruột trượt vào phần ruột khác.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách nghiêm túc. Bạn có thể được yêu cầu làm một số việc như:

  • Ngừng hút thuốc
  • Ngừng dùng thuốc làm loãng máu như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve) hoặc warfarin (Coumadin)
  • Uống nhiều nước
  • Bổ sung chất xơ

Vài ngày trước khi mổ đại tràng, bạn có thể cần phải làm sạch ruột già bằng thuốc xổ hoặc thuốc nhuận tràng và chỉ uống những chất lỏng trong như nước lọc, nước ép hoa quả. Bạn cũng có thể không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 12 giờ trước phẫu thuật cắt ruột già.

Quá trình mổ đại tràng

Có ba cách mổ đại tràng, tất cả đều sử dụng gây mê toàn thân để đưa bệnh nhân vào giấc ngủ sâu để không cảm thấy cơn đau.

  • Phẫu thuật mở. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một vết rạch lớn ở bụng để tiếp cận trực tiếp với đại tràng.
  • Phẫu thuật nội soi. Các vết rạch nhỏ hơn được thực hiện để đưa máy ảnh và các dụng cụ phẫu thuật vào trong bụng. Bác sĩ phẫu thuật sau đó sẽ loại bỏ phần ruột bị bệnh qua màn hình video. Cách này ít xâm lấn hơn là cắt bỏ đại tràng mở vì nó gây đau ít hơn và khả năng phục hồi nhanh hơn.
  • Cắt bỏ nội soi bằng hỗ trợ robot. Bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm soát một robot được gắn các dụng cụ phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.

Sau khi loại bỏ phần mong muốn, các phần còn lại của ruột già được khâu lại với nhau. Trong một số trường hợp đặc biệt, trong khi phẫu thuật, bác sĩ có thể phải loại bỏ các cơ quan khác.

Các biến chứng sau mổ đại tràng

Có rất nhiều biến chứng sau mổ đại tràng bao gồm:

  • Chảy máu bên trong bụng
  • Thoát vị rạch do mô đi qua vết cắt phẫu thuật
  • Chấn thương bàng quang hoặc các cơ quan lân cận khác
  • Mô sẹo
  • Vỡ vết thương phẫu thuật
  • Các vấn đề với việc cắt bỏ đại tràng như kích ứng da

Phục hồi sau phẫu thuật

Bạn sẽ phải ở lại bệnh viện trong khoảng 2–4 ngày sau phẫu thuật. Bạn có thể cần dùng thuốc giảm đau để giảm đau. Bạn có thể uống nước ngay sau khi phẫu thuật và ăn đặc vào ngày hôm sau. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tránh các loại thực phẩm nhiều chất xơ trong một tháng. Sau 1 hoặc 2 tuần, bạn sẽ trở lại hoạt động bình thường. Bạn phải tránh tập thể dục cường độ cao và nâng trọng lượng nặng trừ khi được phép của bác sĩ. Thông thường, mất từ ​​6–8 tuần để bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau khi cắt bỏ đại tràng.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Large Bowel Resection. https://www.healthline.com/health/large-bowel-resection. Ngày truy cập 27/07/2018

What Is a Bowel Resection (Partial Colectomy)?. https://www.webmd.com/colorectal-cancer/bowel-resection#1. Ngày truy cập 27/07/2018

Large Bowel Resection. https://medlineplus.gov/ency/article/002941.htm. Ngày truy cập 27/07/2018

 

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch đại tràng


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo