backup og meta

Chứng không dung nạp đường lactose

Chứng không dung nạp đường lactose

Tìm hiểu chung

Chứng không dung nạp đường lactose là gì?

Không dung nạp lactose hay còn gọi bất dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lactase, một enzyme trong ruột non, để hấp thụ đường lactose. Lactose là một loại đường trong những sản phẩm làm từ sữa như các loại sữa, phô mai,…

Người mắc chứng bệnh này khi ăn uống các thực phẩm hay thức uống làm từ sữa thì đường lactose sẽ không phân hủy được và được chuyển xuống ruột già. Tại đây, các vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí, từ đó khiến cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy.

Chứng không dung nạp đường lactose này thường không nguy hiểm nhưng các triệu chứng bệnh thường khiến bạn không dễ chịu chút nào.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu không dung nạp lactose là gì?

Hầu hết các triệu chứng không dung nạp đường lactose diễn ra trong vòng nửa tiếng đến 2 giờ đồng hồ sau khi bạn ăn sản phẩm làm từ sữa, bao gồm:

Các dấu hiệu và triệu chứng bất dung nạp lactose ở trẻ nhỏ có thể có chút khác biệt như:

  • Tiêu chảy có bọt
  • Chậm phát triển
  • Thỉnh thoảng ói mửa
  • Viêm da do hăm tã.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lacrose được đề cập ở trên sau khi ăn các sản phẩm làm từ sữa, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chứng không dung nạp đường lactose?

không dung nạp lactose

Nguyên nhân gây bất dung nạp lactose là do cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase để hấp thụ đường lactose. Với hầu hết mọi người, ruột non bắt đầu sản sinh ra ít lactase sau 2 tuổi (sau khi trẻ cai sữa). Tuy nhiên, sau này người bệnh vẫn có thể ăn uống sản phẩm từ sữa mà không bị triệu chứng gì.

Những bệnh về đường tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh Celiac (một bệnh về tiêu hóa mà phá hủy thành ruột non và cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn) viêm hoặc chấn thương ruột non đều có thể làm giảm lượng lactase sẵn có.

Ngoài ra một số trẻ có thể bị chứng không dung nạp lactose bẩm sinh ngay từ khi mới sinh ra.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải chứng bất dung nạp lactose?

Chứng không dung nạp đường lactose là một bệnh khá phổ biến. Ai cũng có thể mắc căn bệnh này, nhưng thường gặp nhất là người Mỹ gốc Phi, người châu Á và người Mỹ gốc Mexico. Đa số người mắc chứng không dung nạp đường lactose vẫn có thể kiểm soát tình trạng bệnh mà không phải từ bỏ tất cả thực phẩm làm từ sữa.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bất dung nạp đường lactose?

Những yếu tố dễ làm bạn hoặc con bạn mắc tình trạng này là:

  • Tuổi cao. bất dung nạp lactose thường gặp ở những người lớn tuổi và ít gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Chủng tộc. Bệnh này thường gặp nhất ở người da đen, châu Á, Tây Ban Nha và Mỹ Ấn.
  • Sinh non. Trẻ bị sinh non có khả năng giảm nồng độ lactase vì enzyme này tăng lên trong bào thai muộn ở tam cá nguyệt thứ ba.
  • Những bệnh ảnh hưởng đến ruột non. Những vấn đề về ruột non có thể gây tình trạng kỵ lactose bao gồm vi khuẩn phát triển, bệnh Crohn hay bệnh Celiac.
  • Một số phương pháp chữa ung thư. Nếu bạn từng xạ trị để chữa trị ung thư vùng bụng hoặc từng bị các biến chứng tiêu hóa do hoá trị, nguy cơ mắc chứng không dung nạp đường lactose của bạn sẽ cao hơn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng không dung nạp đường lactose?

cách chữa bất dung nạp lactose

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám lâm sàng cho bạn. Họ cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm để đo sự hấp thụ lactose ở đường tiêu hóa như kiểm tra lactose, xét nghiệm khí hydro trong hơi thở, kiểm tra nồng độ axit trong phân (cho trẻ em). Trong trường hợp căn cứ để chẩn đoán không rõ ràng, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ ruột non để nghiên cứu.

Các cách chữa bất dung nạp lactose

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên ăn những thức ăn chứa đường lactose. Người trưởng thành và trẻ em đang lớn thường không cần phải tránh lactose hoàn toàn nhưng nên biết lượng đường mà mình có thể hấp thụ dựa trên những triệu chứng không dung nạp lactose xuất hiện.

Canxi rất quan trọng với trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Việc tránh dùng các sản phẩm từ sữa có thể khiến bạn thiếu canxi và vitamin D do đó bạn cần bổ sung chúng thông qua viên uống bổ sung canxi hoặc ăn những nguồn thực phẩm giàu canxi như tôm, bông cải xanh, rau quả lá xanh. Một cách khác nữa là bạn có thể uống enzym lactase để cải thiện khả năng dung nạp lactose.

Các triệu chứng thường sẽ hết sau 3 tuần ngưng tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng không dung nạp đường lactose ?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
  • Nói với bác sĩ những thuốc bạn dùng vì có thể nó chứa lactose
  • Cân nhắc việc cho con bú nếu bạn có tiền sử kỵ lactose
  • Cho bé dùng sữa làm từ đậu nành để thay thế sữa thường
  • Gọi cho bác sĩ nếu chế độ dinh dưỡng không sữa không giúp cải thiện các triệu chứng của bạn
  • Gọi cho bác sĩ nếu con bạn không tăng cân hoặc biếng ăn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 317
Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Trang 164

Lactose Intolerance. Risk Factors – Mayo Clinic.  http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lactose-intolerance/basics/risk-factors/con-20027906. Ngày truy cập 21/09/2015.

Lactose Intolerance: Foods That Contain Lactose, Causes, & More. http://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-lactose-intolerance#3. Ngày truy cập 21/09/2015.

Lactose Intolerance. http://www.nichd.nih.gov/health/topics/lactose/conditioninfo/Pages/causes.aspx. Ngày truy cập 21/09/2015.

Lactose Intolerance. http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/lactose-intolerance/Pages/facts.aspx#what. Ngày truy cập 21/09/2015.

Phiên bản hiện tại

20/04/2021

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Bệnh không dung nạp lactose ở trẻ em

Rối loạn chuyển hóa đường galactose


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 20/04/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo