Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp khi bạn tiếp nhận các liệu pháp điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị. Nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy không chỉ từ tác dụng phụ của phương pháp điều trị mà ngay cả chính bản thân căn bệnh ung thư có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng bệnh để có thể tìm ra các biện pháp kiểm soát, chữa trị kịp thời.
Tiêu chảy có thể xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng. Nếu bạn đi đại tiện thường xuyên và phân lỏng hoặc nhiều nước thì bạn đã bị tiêu chảy. Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư có thể gây tiêu chảy bao gồm:
Có nhiều yếu tố khác cũng có thể gây tiêu chảy bao gồm những nguyên nhân như không dung nạp lactose, bị stress hay lo lắng hoặc bạn đang bị nhiễm trùng đường ruột.
Bạn có thể thay đổi một số thói quen sau đây để kiểm soát và chữa tiêu chảy:
Ngoài ra bạn nên tránh những loại thực phẩm sau đây:
Khi việc thay đổi chế độ ăn uống không làm giảm tình trạng tiêu chảy, bạn có thể xem xét dùng thuốc. Điều quan trọng là bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ loại thuốc mới nào để kiểm tra xem thuốc trị tiêu chảy có khả năng tương tác với các thuốc bạn đang dùng hoặc với tình trạng ung thư hiện tại hay không. Một số loại thuốc thường được sử dụng là loperamide (Imodium®) và bismuth subsalicylate (Kaopectate®, Pepto Bismol®).
Thông thường tiêu chảy có thể tự giảm nhưng có những trường hợp bị tiêu chảy không bớt mặc dù đã thay đổi chế độ ăn uống. Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức khi có các triệu chứng sau đây:
Điều trị ung thư là một quá trình lâu dài và tương đối mệt mỏi, sẽ rất khó khăn và bất tiện cho cả người bệnh và người chăm sóc nếu bệnh nhân bị tiêu chảy trong quá trình trị liệu. Áp dụng những biện pháp trên đây sẽ giúp bạn tránh và chữa khỏi tiêu chảy. Tuy nhiên bạn hãy luôn báo với bác sĩ hoặc các nhân viên y tế ngay khi tình trạng bệnh trở nặng hoặc không thuyên giảm để được tư vấn và điều trị tốt nhất nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!