backup og meta

Táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Thỉnh thoảng bị táo bón có thể chỉ là do bạn ăn uống khô khan, thiếu chất xơ, ít uống nước. Thế nhưng táo bón kéo dài trong nhiều tuần liền thì chắc chắn không còn đơn giản nữa. Vậy thì táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Khi bị táo bón, cơ thể không thể loại bỏ được các chất thải cần thiết. Nếu tình trạng này kéo dài trong hơn 3 tháng, thì chứng táo bón được gọi là mạn tính. Điều đó sẽ làm tăng khả năng bạn gặp phải các vấn đề sức khỏe được cho là tác hại của táo bón.

Tác hại của táo bón lâu ngày

Lúc mới bị táo bón, nếu để ý sẽ thấy số lần đi ngoài thường dưới 3 lần/ tuần. Mỗi lần đi đều phải đối mặt với những cơn đau quặn bụng, phân bị vón cục, rất rắn, thường có màu đen và rất khó để tống được phân ra ngoài. Từ những biểu hiện ban đầu đó, nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ dẫn đến những tác hại khó lường.

Táo bón lâu ngày có nguy hiểm không? Cẩn thận bệnh trĩ

dấu hiệu bệnh trĩ

Thông thường khi táo bón, bạn sẽ phải rặn nhiều hơn để cố gắng tống phân ra ngoài. Đôi khi phải rặn thật mạnh đến bật cả máu tươi, khiến cho các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị giãn ra và sưng lên tạo thành các búi trĩ. 

Búi trĩ có thể ở bên ngoài, nằm dưới phần da xung quanh hậu môn hoặc ở bên trong, nằm tại niêm mạc hậu môn hoặc trực tràng. Bệnh trĩ có thể gây cảm giác ngứa và đau hoặc có thể gây chảy máu khi bạn đi ngoài. Có thể quan sát thấy vệt máu trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.

Bệnh trĩ nếu không điều trị đúng cách, có thể dẫn đến hậu quả là bị dính da, cục máu đông hoặc nhiễm trùng. Hiện nay, uống thuốc giảm đau, thuốc chống trĩ, bôi kem trị trĩ không kê đơn và ngâm mình trong bồn nước ấm mỗi ngày là các biện pháp có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh trĩ. Trong một số trường hợp nặng, có thể cần sử dụng đến phương pháp phẫu thuật để thu nhỏ hoặc cắt bỏ búi trĩ.

Tác hại của táo bón lâu ngày – Nứt hậu môn

Nứt hay rò hậu môn là hiện tượng xuất hiện một vết rách nhỏ trên mô lót hậu môn. Mô này có thể bị rách khi bạn đi ngoài phân cứng hoặc rặn trong quá trình đi ngoài, cả hai nguyên nhân đều thường gặp ở những người bị táo bón. Tình trạng này cũng gây ngứa, đau và chảy máu khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn, góp phần khiến táo bón trở nên trầm trọng hơn. Trẻ em là đối tượng thường xuyên gặp phải vấn đề này do trẻ rất sợ đau.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nứt hậu môn bao gồm: một vết rách có thể nhìn thấy xung quanh hậu môn, sưng gần vết rách, đau trong hoặc sau khi đi ngoài, có máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. 

Để ngăn ngừa và điều trị vết nứt hậu môn, việc quan trọng là điều trị táo bón mạn tính và cố gắng hạn chế rặn khi đi tiêu. Tương tự như trĩ, biện pháp ngâm mình trong bồn nước ấm nhiều lần trong ngày cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và làm dịu các vết nứt hậu môn. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bổ sung bằng thuốc đối với một số bệnh nhân.

Táo bón lâu ngày có nguy hiểm không? Coi chừng sa trực tràng

hình ảnh <a target=sa trực tràng” width=”768″ height=”482″ srcset=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2017/01/hinh-anh-sa-truc-trang.jpg 768w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2017/01/hinh-anh-sa-truc-trang-300×188.jpg 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2017/01/hinh-anh-sa-truc-trang-96×60.jpg 96w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2017/01/hinh-anh-sa-truc-trang-45×28.jpg 45w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2017/01/hinh-anh-sa-truc-trang-744×467.jpg 744w” sizes=”(max-width: 768px) 100vw, 768px” />
Hình ảnh sa trực tràng

Một tác hại của táo bón nữa chính là sa trực tràng. Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già, kết thúc ở hậu môn. Khi thường xuyên rặn để đi ngoài, một phần hoặc toàn bộ trực tràng có thể sa xuống khỏi vị trí bình thường và trượt ra ngoài cơ thể. 

Tình trạng này có thể gây đau đớn và chảy máu. Bệnh cũng thường khó có thể phân biệt với bệnh trĩ vì cả hai đều gây ra hiện tượng phình lên ở bên ngoài hậu môn, nhưng đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau và cần được điều trị phù hợp.

Các biểu hiện thường thấy của sa trực tràng bao gồm: cảm giác đầy trong ruột, không thể đi tiêu hết hoàn toàn, ngứa, kích ứng hoặc đau xung quanh hậu môn, rò rỉ phân, có chất nhầy hoặc máu từ hậu môn. Đối với sa trực tràng nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống, bài tập kegel hoặc các phương pháp điều trị tại nhà khác. Nhưng trong nhiều trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị tình trạng này.

Ứ phân

Một tác hại khác khi đề cập đến việc táo bón lâu ngày có nguy hiểm khộng chính là tình trạng ứ phân. Khi không thể tống phân ra khỏi cơ thể, phân trong ruột có thể bắt đầu dính lại với nhau tạo thành khối cứng bị kẹt và gây tắc nghẽn. Lúc này ruột kết không thể co bóp để đẩy phân ra khỏi cơ thể vì phân quá lớn và cứng. Ứ phân có thể gây đau và nôn mửa, thậm chí có thể phải điều trị cấp cứu. Trẻ em và người lớn tuổi là các đối tượng có nhiều khả năng bị ứ phân hơn.

Tình trạng này thường được nhận biết qua các dấu hiệu như: khó chịu, chuột rút hoặc đau bụng, đặc biệt là sau khi ăn, chướng bụng, khó đi ngoài, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu. Nếu bạn có xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ứ phân, hãy hẹn gặp bác sĩ. 

Nếu không được điều trị, ứ phân có thể gây ra vết rách ở thành ruột kết dẫn đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

  • Dùng thuốc xổ để làm mềm phân và thúc đẩy co bóp ruột
  • Phản ứng bằng tay: bác sĩ đeo găng tay và đưa một ngón tay vào trực tràng để cố gắng loại bỏ phân cứng
  • Tưới nước: chèn một ống nhỏ vào trực tràng và sử dụng nước để xả phân ra ngoài 

Làm sao để phòng ngừa táo bón?

Cách trị táo bón hiệu quả vào dịp Tết

Bên cạnh vấn đề táo bón lâu ngày có nguy hiểm không thì phòng ngừa và ngăn chặn táo bón cũng là một điều quan trọng, đáng được quan tâm. Để tránh các tác hại của táo bón, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Xây dựng thói quen, lối sống lành mạnh. Thay vì chờ đợi, bạn nên đi vệ sinh bất cứ khi nào có cảm giác thôi thúc
  • Cố gắng đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thường là từ 15 đến 45 phút sau khi ăn hoặc tốt nhất là vào buổi sáng
  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau, đậu, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất sáu đến tám cốc nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày
  • Cắt giảm bớt thời gian dành cho các việc làm ít vận động, thay vào đó là tập thể dục thường xuyên
  • Chăm sóc bản thân và thực hiện các biện pháp hỗ trợ giảm căng thẳng, lo lắng
  • Thử các liệu pháp phản hồi sinh học để thiết lập lại các cơ liên quan đến nhu động ruột

Như vậy, chúng ta đã biết được táo bón lâu ngày có nguy hiểm không và cụ thể là những tác hại nào. Qua đó có thể thấy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống chính là chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh. 

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Are the Long-Term Complications of Chronic Constipation? Why Treatment Matters. https://www.healthline.com/health/chronic-constipation/long-term-complications. Ngày truy cập 06/03/2021

How Chronic Constipation Affects Your Body. 

https://www.webmd.com/digestive-disorders/chronic-constipation-affects-body. Ngày truy cập 06/03/2021

Phiên bản hiện tại

20/05/2022

Tác giả: Ngân Châu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Châu · Ngày cập nhật: 20/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo