backup og meta

Bạn đã biết bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì để nhanh khỏi chưa?

Bạn đã biết bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì để nhanh khỏi chưa?

Bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người khi gặp các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn hay trào ngược. Thật ra, việc dùng một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng nhưng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất.

Tình trạng đầy bụng khó tiêu có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ nóng, buồn nôn hay trào ngược. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sống lành mạnh hơn và dùng một số loại thuốc phù hợp. Vậy bạn đã biết đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì và nên thay đổi lối sống ra sao chưa? 

Dấu hiệu đầy bụng khó tiêu thường thấy

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các dấu hiệu đầy bụng khó tiêu phổ biến để xác định xem tình trạng mà bạn đang gặp phải có đúng là đầy bụng khó tiêu không nhé!

Có nhiều triệu chứng đầy bụng khó tiêu khác nhau và những triệu chứng này thường liên quan đến tình trạng đau hoặc khó chịu ở vùng bụng. Một số triệu chứng khó tiêu điển hình có thể kể đến là:

  • Đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị là vùng chính giữa của bụng trên và cũng là vị trí của dạ dày.
  • Cảm giác nóng rát: Bạn có thể thấy nóng rát ở bụng do axit dạ dày và enzyme trong đường tiêu hóa hoặc do bị viêm nhiễm.
  • Quá nhanh no hoặc cảm giác no kéo dài: Tình trạng no dù chỉ ăn rất ít hoặc no rất lâu sau bữa ăn cho thấy dạ dày đang bị quá tải.

Ngoài ra, chứng đầy bụng khó tiêu cũng thường đi kèm các triệu chứng khác như:

  • Chướng bụng
  • Buồn nôn
  • Ợ hơi
  • Ợ nóng
  • Nôn trớ

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu

đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì

Tình trạng đầy bụng khó tiêu có thể là do một số yếu tố trong chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày như:

  • Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh: Việc ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày bị căng và axit trong dạ dày dễ bị trào ngược hơn.
  • Chế độ ăn uống có quá nhiều chất béo: Chế độ ăn nhiều chất béo có thể kích hoạt hệ tiêu hóa tiết nhiều axit và enzyme hơn, thức ăn được giữ lại trong dạ dày lâu hơn để tiêu hóa do đó dễ cảm giác đầy bụng. 
  • Bạn không dung nạp được một loại thực phẩm nào đó: Bạn có thể bị đầy bụng khi ăn một số loại thực phẩm mà hệ tiêu hóa không thể tiêu hóa được.
  • Hút thuốc và sử dụng rượu bia: Thuốc lá và rượu bia đều gây kích ứng niêm mạc trong đường tiêu hóa và có thể dẫn đến viêm nhiễm.
  • Lạm dụng các loại NSAID như aspirin và ibuprofen: Việc dùng quá nhiều NSAID có thể khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn.
  • Tâm trạng căng thẳng hoặc lo âu: Hệ tiêu hóa có liên kết mật thiết với não bộ (nên còn được gọi là bộ não thứ hai), do đó, tâm trạng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

Bên cạnh các tác nhân từ cách ăn uống, sinh hoạt, bạn cũng có thể bị đầy bụng khó tiêu mãn tính nếu mắc các bệnh hoặc đang gặp phải các tình trạng sức khỏe sau:

  • Viêm loét dạ dày
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tăng axit dạ dày
  • Liệt dạ dày
  • Thoát vị khe hoành
  • Vi khuẩn phát triển quá mức trong dạ dày hoặc ruột non
  • Rối loạn ăn uống
  • Sỏi mật
  • Viêm túi mật
  • Viêm tụy
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Bệnh celiac
  • Tắc ruột non
  • Ung thư dạ dày

Giải đáp thắc mắc: Bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? 

​​Vậy khi bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, có nhiều loại thuốc kê toa và không kê toa có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đầy bụng. Cụ thể: 

1. Thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit giúp bạn trung hòa axit dạ dày nên bác sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng loại thuốc này để giảm nhẹ chứng đầy bụng khó tiêu. Một số tên thuốc và thành phần hoạt chất trong thuốc kháng axit phổ biến là:

  • Aluminum phosphate (Phosphalugel)
  • Canxi cacbonat (Rolaids, Tums)
  • Aluminum hydroxide, Magnesium hydroxide (Maalox, Mylanta)
  • Natri bicacbonat (Alka-Seltzer)

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Nôn hoặc buồn nôn

Các thuốc kháng axit này có thể làm thay đổi pH dạ dày, tương tác với các thuốc khác. Vậy nên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp với mình nhất.

2. Bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Có thể cần dùng thuốc kháng sinh

đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì

Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp bạn diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu bạn có triệu chứng đầy bụng khó tiêu do nhiễm H. pylori, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh có ít nhất hai trong số những loại thuốc sau:

  • Amoxicillin (Amoxil)
  • Clarithromycin (Biaxin)
  • Metronidazole (Flagyl)
  • Tetracycline (Sumycin)
  • Tinidazole NIH (Tindamax)

Tác dụng phụ của thuốc

Việc dùng thuốc kháng sinh có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ như:

Bên cạnh việc tìm câu trả lời cho thắc mắc bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì hiệu quả nhất, bạn cũng cần thảo luận với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc.

3. Thuốc kháng histamine H2

Thuốc kháng histamine H2 (thuốc chẹn H2) giúp giảm lượng axit dạ dày tạo ra, từ đó giảm các triệu chứng khó tiêu. Nhóm thuốc này bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Một số loại thuốc chẹn H2 có thể kể đến là:

  • Cimetidine (Tagamet HB)
  • Famotidine (Pepcid AC)
  • Nizatidine (Axid AR)
  • Ranitidine (Zantac 75)

Tác dụng phụ của thuốc

Các tác dụng phụ của thuốc chẹn H2 khá hiếm gặp và thường không nghiêm trọng. Các tác dụng phụ này có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Tiết sữa

4. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp ức chế tế bào trong thành dạ dày tiết axit dịch vị và phù hợp với những ai bị khó tiêu kèm ợ nóng. Nhóm thuốc này có cả loại kê đơn và không kê đơn. Một số loại thuốc PPI có thể kể đến là:

  • Esomeprazole (Nexium)
  • Lansoprazole (Prevacid)
  • Omeprazole (Prilosec, Zegerid)
  • Pantoprazole (Protonix)
  • Rabeprazole (AcipHex)

Tác dụng phụ của thuốc

Nhìn chung, đa số người sử dụng đều dung nạp tốt PPI. Tuy nhiên, một số người dùng thuốc có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Táo bón
  • Tiêu chảy

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng PPI trong thời gian dài hơn chỉ định có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, bệnh thận và mất trí nhớ. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng PPI phù hợp để tránh gặp các tác dụng phụ tiềm ẩn.

5. Bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì? Thuốc cường động

Thuốc cường động hay còn gọi là thuốc prokinetic có tác dụng kích thích các cơ co thắt để hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn, tăng nhu động dạ dày nên cũng là lựa chọn phù hợp nếu bạn đang thắc mắc khi bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cường động nếu bạn bị khó tiêu, , buồn nôn, nôn do trào ngược dà dày thực quản, hay do thuốc hóa trị, liệt dạ dày do đái tháođường, một tình trạng ảnh hưởng đến sự quá trình tiêu hóa thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Thuốc cường động theo toa thường dùng metoclopramide (Reglan).

Tác dụng phụ của thuốc

Trong năm 2021, metoclopramide là loại thuốc duy nhất được các cơ quan y tế ở Hoa Kỳ chấp thuận để chữa bệnh liệt dạ dày. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến nghị chỉ nên sử dụng thuốc này dưới 3 tháng do tác dụng phụ gây run không kiểm soát.

Mẹo giúp bạn ngăn ngừa chứng khó tiêu

đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì

Bên cạnh việc uống thuốc để giảm nhẹ triệu chứng đầy bụng khó tiêu, bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để phòng ngừa trường hợp này. Một số cách cải thiện thói quen ăn uống và sinh hoạt bạn có thể tham khảo là: 

  • Hạn chế ăn quá nhiều một lúc và ăn tối quá muộn: Bạn hãy cho dạ dày thời gian để tiêu hóa trước khi nằm nghỉ.
  • Tránh các thực phẩm khiến bạn khó tiêu: Bạn cần chú ý biểu hiện của cơ thể sau bữa ăn để biết loại thực phẩm, đồ uống nào gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu và hạn chế những món này.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể: Bạn có thể ngừa tình trạng khó tiêu nếu áp dụng một số biện pháp cải thiện sức khỏe tổng thể như ngủ đủ giấc, tập thể dục, kiểm soát căng thẳng và duy trì cân nặng hợp lý. 
  • Hạn chế dùng NSAID: Nếu bạn dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường xuyên thì hãy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để chọn loại thuốc khác thay thế.

Bạn cần đi khám nếu đã thực hiện các phương pháp cải thiện sức khỏe và lối sống cũng như đã dùng các thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng đầy bụng khó tiêu không kê toa nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Ngoài ra, bạn cũng cần gặp bác sĩ nếu tình trạng khó tiêu có đi kèm với bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào sau đây:

  • Khó nuốt
  • Thở hụt hơi
  • Tức ngực
  • Trong phân có máu
  • Buồn nôn và nôn
  • Sút cân không rõ nguyên nhân

Khi bị đầy bụng, khó tiêu, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và tham khảo ý kiến bác sĩ để trả lời câu hỏi đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì một cách chính xác. Khi đã chọn được loại thuốc phù hợp và xây dựng lối sống lành mạnh, bạn không chỉ cải thiện mà còn có thể phòng ngừa tình trạng đầy bụng nữa đấy.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Indigestion (Dyspepsia) https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/7316-indigestion-dyspepsia Ngày truy cập: 22/08/2023

Treatment of Indigestion

https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/indigestion-dyspepsia/treatment  Ngày truy cập: 22/08/2023

Indigestion

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/diagnosis-treatment/drc-20352215 Ngày truy cập: 22/08/2023

Indigestion

https://www.nhs.uk/conditions/indigestion/ Ngày truy cập: 22/08/2023

What to know about medication for indigestion https://www.medicalnewstoday.com/articles/medicine-for-indigestion Ngày truy cập: 22/08/2023

 

Phiên bản hiện tại

31/08/2023

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

13 Thực phẩm khó tiêu, gây đầy bụng bạn nên lưu ý

Ăn không tiêu, đầy bụng và khó thở: Nguyên nhân do đâu, xử lý thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 31/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo