Buồn nôn sau khi ăn hay ăn xong bị buồn nôn là một trong những triệu chứng về tiêu hóa bạn tuyệt đối đừng lơ. Nguyên nhân là bởi “nguồn cơn” gây nên tình trạng ăn xong buồn nôn có thể đến từ những bệnh lý nguy hiểm.
Buồn nôn sau khi ăn hay ăn xong bị buồn nôn là một trong những triệu chứng về tiêu hóa bạn tuyệt đối đừng lơ. Nguyên nhân là bởi “nguồn cơn” gây nên tình trạng ăn xong buồn nôn có thể đến từ những bệnh lý nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng buồn nôn sau khi ăn, từ thói quen ăn uống không điều độ, mang thai cho đến các nguyên nhân về bệnh lý. Chính vì vậy, để biết chính xác ăn xong buồn nôn là bệnh gì, bạn sẽ cần quan sát kỹ các triệu chứng của cơ thể.
Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi đề cập đến một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn ăn xong buồn nôn cùng một số triệu chứng cụ thể. Hãy dành vài phút xem qua để có thể phần nào biết được mình đang bị gì nhé!
Triệu chứng buồn nôn sau khi ăn hay ăn xong buồn nôn có thể khiến bạn khó chịu, làm cản trở đến công việc và cuộc sống. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài thì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý:
“Thủ phạm” phổ biến khiến nhiều người ăn xong buồn nôn chính là thói quen bỏ bữa hoặc ăn uống không đúng giờ. Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài, lượng axit dư thừa tích tụ trong dạ dày có thể “tấn công” ngược lại niêm mạc dạ dày, dẫn đến trào ngược thực quản và gây ra các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn sau khi ăn.
Nguyên nhân bị nôn sau ăn là gì hay ăn xong buồn nôn là do đâu? Theo các chuyên gia, tình trạng không dung nạp thực phẩm có thể khiến bạn thấy buồn nôn sau khi ăn khoảng vài tiếng. Bạn có thể bị buồn nôn do:
Một nguyên nhân khác có thể là do dị ứng thức ăn. Đây tình trạng cơ thể nhầm tưởng các protein có trong một số loại thực phẩm là “mối đe dọa” và do đó, dẫn đến các phản ứng đẩy thức ăn ra ngoài, gây triệu chứng buồn nôn sau khi ăn. Đôi khi người bị dị ứng thức ăn còn có thêm triệu chứng sưng mặt hoặc môi, khó thở, nổi mẩn đỏ, ngứa, đau bụng, tiêu chảy…
Bạn ăn vào là nôn nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến ăn xong cảm thấy buồn nôn đó là do bạn ăn phải các thực phẩm không được nấu chín kỹ hoặc bảo quản không đúng, dẫn đến nhiễm các vi sinh vật.
Bạn cũng có thể bị buồn nôn sau khi ăn nếu bị cúm dạ dày, một tình trạng dạ dày bị viêm do nhiễm virus. Tình trạng này thường do bạn tiếp xúc gần với người mang virus hoặc do dùng thức ăn/nước uống bị nhiễm virus khiến bạn ăn xong bị buồn nôn.
Nếu nguyên nhân là do ngộ độc thực phẩm và cúm dạ dày, bạn có thể thấy buồn nôn sau khi ăn khoảng chục phút đến vài giờ, đi cùng với các triệu chứng như sốt nhẹ, tiêu chảy, đau bụng.
Ăn xong buồn nôn là bệnh gì? Ăn xong buồn nôn cũng là triệu chứng ban đầu của rất nhiều bệnh lý về tiêu hóa như:
Cứ ăn xong là buồn nôn có phải có thai không? Buồn nôn sau khi ăn có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai và nguyên nhân thường là do sự thay đổi về nội tiết tố. Bạn có thể nghi ngờ mình mang thai nếu buồn nôn đi cùng với các triệu chứng mang thai khác như mệt mỏi, ngực nhạy cảm, trễ kinh…
Buồn nôn do mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Đa phần, các mẹ bầu sẽ bị buồn nôn và nôn khi mang thai 2 tháng. Tình trạng này không gây hại cho mẹ và bé và thường hết vào tháng thứ 3 – 5 của thai kỳ.
Buồn nôn sau ăn do đâu? Ngoài các nguyên nhân kể trên thì triệu chứng ăn xong buồn nôn có thể là do:
Buồn nôn sau khi ăn nên làm gì? Để giảm cảm giác khó chịu này, bạn có thể thử một trong các cách sau:
Buồn nôn sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân, vì vậy, những biện pháp trên chỉ mang tính khắc phục tạm thời. Bạn cần chú ý quan sát các triệu chứng của bản thân. Nếu buồn nôn sau khi ăn kéo dài hơn 5 ngày và đi kèm với các triệu chứng sau, bạn nên đi khám ngay:
Trẻ nhỏ ăn xong buồn nôn cần được chú ý nhiều hơn, đặc biệt nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sốt trên 38,5 độ C, trẻ nôn trong 8 giờ, nôn ra máu và đau bụng hơn 2 giờ.
Do nguyên nhân khiến bạn ăn xong buồn nôn rất đa dạng nên khi gặp phải, bạn cần chú ý ghi lại các triệu chứng, thời gian buồn nôn và thức ăn đã ăn để giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh hơn.
Khi đi khám, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, nội soi ruột kết hoặc nội soi đường tiêu hóa trên, chụp CT hoặc MRI bụng… Tùy thuộc vào kết quả mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Bạn có thể quan tâm:
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tránh bị buồn nôn sau khi ăn:
Nhìn chung, triệu chứng ăn xong buồn nôn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và trong số đó vẫn có rất nhiều nguyên nhân từ các bệnh lý về tiêu hóa. Do đó, khi gặp phải tình trạng buồn nôn sau khi ăn, bạn tuyệt đối đừng chủ quan mà hãy chú ý nhiều hơn đến cơ thể nhé.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Why Do I Feel Nausea After I Eat? https://health.clevelandclinic.org/why-do-i-feel-nausea-after-i-eat/ Ngày truy cập: 27/9/2021
Feeling sick (nausea) https://www.nhs.uk/conditions/feeling-sick-nausea/ Ngày truy cập: 27/9/2021
Evaluation of Nausea and Vomiting in Adults: A Case-Based Approach https://www.aafp.org/afp/2013/0915/p371.html Ngày truy cập: 27/9/2021
Nausea, vomiting, and heartburn in pregnancy: a prospective look at risk, treatment, and outcome https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22122296/ Ngày truy cập: 27/9/2021
Nausea and vomiting. https://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/definition/sym-20050736 Ngày truy cập: 21/03/2023
Nausea and Vomiting https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/nausea-and-vomiting Ngày truy cập: 21/03/2023
Phiên bản hiện tại
04/07/2024
Tác giả: Ngân Phạm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật bởi: Trúc Phạm
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh