Diếp cá là một loại rau rất thân thuộc đối với người Việt Nam. Không chỉ là một loại rau bổ dưỡng, diếp cá còn được sử dụng làm phương thuốc chữa bệnh trĩ. Vậy thực chất việc dùng lá diếp cá chữa bệnh trĩ được tiến hành như thế nào?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Diếp cá là một loại rau rất thân thuộc đối với người Việt Nam. Không chỉ là một loại rau bổ dưỡng, diếp cá còn được sử dụng làm phương thuốc chữa bệnh trĩ. Vậy thực chất việc dùng lá diếp cá chữa bệnh trĩ được tiến hành như thế nào?
Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây để biết được 7 cách dùng lá diếp cá chữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tính hàn, vị chua và có mùi tanh. Loại rau này có tác dụng tán khí, tán ứ và thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Nhờ những công dụng này, dân gian thường dùng lá diếp cá để điều trị bệnh trĩ.
Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy các thành phần của lá diếp cá có khả năng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, bao gồm:
Vì thế, việc sử dụng lá diếp cá chữa bệnh trĩ không chỉ là kinh nghiệm dân gian mà hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, lá diếp cá còn chứa tinh dầu, giúp tiêu sưng, kháng viêm, diệt khuẩn. Nhờ thành phần này, lá diếp cá hỗ trợ điều trị các bệnh lý tại đường ruột hoặc da liễu.
Tóm lại, đối với người bị bệnh trĩ, diếp cá có thể giúp:
Dưới đây là 7 cách giúp bạn điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà bằng lá diếp cá:
Vì búi trĩ nội nằm sâu bên trong trực tràng – hậu môn, nên cách điều trị trĩ nội hiệu quả tại nhà bằng lá diếp cá là qua đường ăn, uống. Vì vậy, nếu bạn bị trĩ nội, hãy tham khảo cách chế biến nước lá diếp cá dưới đây.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Uống mỗi ngày 1 – 2 ly để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nếu bạn chưa quen với mùi tanh nồng của lá diếp cá, có thể uống nước cốt rau diếp cá để trị bệnh trĩ nội.
Nguyên liệu và cách chế biến nước cốt diếp cá cũng giống như cách xay sinh tố diếp cá. Tuy nhiên, sau khi có được hỗn hợp lá xay nhuyễn, bạn cần dùng rây lọc lấy phần nước, bỏ phần bã. Sau đó pha thêm một chút đường hoặc muối để dễ uống. Việc đều đặn uống 2 ly nước cốt diếp cá/ngày vào mỗi sáng và tối sẽ đem lại hiệu quả chữa bệnh bất ngờ.
Đối với người lần đầu biết đến lá diếp cá, mùi tanh và vị cay của loại rau này có thể gây khó chịu. Trong trường hợp này, bạn có thể bắt đầu bằng việc uống trà lá diếp cá chữa bệnh trĩ nội.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Mỗi ngày chia nhỏ trà diếp cá ra để uống có thể giúp điều trị bệnh trĩ nội nhanh chóng.
Nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian chế biến rau diếp cá thành các loại nước uống, phương pháp chữa bệnh trĩ nhanh nhất trong trường hợp này là ăn sống lá diếp cá.
Đối với phương pháp này, bạn cần chỉ cần:
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không nên ăn quá 500g rau diếp cá/ngày.
Để chữa bệnh trĩ ngoại, cách nhanh chóng nhất là đắp trực tiếp lá diếp cá lên búi trĩ. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Áp dụng phương pháp này 1 lần vào mỗi tối có thể giúp bạn giảm tình trạng sưng búi trĩ, giảm các triệu chứng bệnh.
Xông hơi hậu môn bằng lá diếp cá là một phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại hữu hiệu. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đều đặn biện pháp này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Thực hiện đều đặn biện pháp này mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
Đây là bài thuốc y học cổ truyền giúp điều trị cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Chia nước cốt thành 2 phần và uống trong ngày để chữa bệnh trĩ nội. Phần bã đem đắp búi trĩ để chữa bệnh trĩ ngoại.
Mặc dù phương pháp dùng lá diếp cá chữa bệnh trĩ đem lại hiệu quả rõ rệt, nhưng cần lưu ý một số điều sau đây:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được các cách dùng lá diếp cá chữa bệnh trĩ.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!