Bệnh trĩ khiến người bệnh khó chịu và đau, nhất là khi ngồi. Để điều trị trĩ, bạn phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và kết hợp ăn uống lành mạnh giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa khả năng bị bệnh trở lại. Vậy bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì?
Một số thực phẩm là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, song thường bạn sẽ không chú ý đến nó. Vì thế, chế độ ăn có liên quan chặt chẽ đến việc bệnh có tái phát hay trở nặng không. Nắm được mấu chốt của vấn đề, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: “Bệnh trĩ nên và không nên ăn gì?’.
Bị trĩ kiêng ăn gì?
1. Ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế bao gồm những loại ngũ cốc được xay nhuyễn và loại bỏ lớp vỏ cám. Những loại ngũ cốc này được dùng làm bánh quy, bánh snack, bánh mì… dễ gây táo bón dẫn đến bị trĩ.
2. Ăn quá nhiều thịt
Thịt là thực phẩm cung cấp nhiều đạm (protein) cho cơ thể nhưng lại không chứa nhiều chất xơ, dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều thịt dễ dẫn đến táo bón.
Để điều hòa việc ăn uống hợp lý, nên chế biến thịt chung với rau xanh nhiều chất xơ và các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu (với lượng nhỏ) để cơ thể có thể tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón.
3. Bệnh trĩ kiêng ăn gì? – Thức ăn cay
Một trong những thực phẩm cần tránh nếu bạn không muốn tình trạng trĩ thêm nặng đó là các món cay. Thực phẩm cay như ớt, tiêu, gừng, mù tạt… có tính nóng, khi hấp thụ vào cơ thể dễ tăng huyết áp, đổ mồ hôi, nếu bạn ăn quá nhiều làm cơ thể bị nóng trong người, gây táo bón, đau rát khi đi ngoài, dẫn đến trĩ.
4. Đồ ăn mặn
Những thực phẩm mặn hấp thụ nước trong cơ thể khiến phân trở nên cứng. Lượng muối nạp vào cơ thể càng nhiều càng gây xáo trộn đường tiêu hóa, khiến việc đi ngoài khó khăn hơn.
5. Bị trĩ kiêng ăn gì? – Thực phẩm chứa nhiều dầu
Khi bạn bị trĩ, những thực phẩm chứa nhiều dầu dễ gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa làm tăng nguy cơ táo bón. Táo bón kéo dài gây áp lực lên hậu môn, từ đó làm các búi trĩ phát triển.
6. Đồ uống có cồn, chất kích thích
Theo Đông y, những thức uống có cồn, chất kích thích dễ làm cho nội tạng tích nhiệt, thời gian lâu sẽ xuống phần hậu môn gây trĩ.
Trong cà phê chứa caffeine dễ đầy bụng, sẽ làm cơ thể mất nước khiến phân bị khô, gây táo bón, tổn hại đến niêm mạc trực tràng, làm sung huyết, cản trở quá trình lưu thông máu.
Để hệ tiêu hóa phát triển tốt và không bị bệnh, bạn nên hạn chế uống thức uống chứa chất kích thích.
7. Giảm lượng đường và tinh bột
Ăn quá nhiều đường và tinh bột tạo áp lực lên thành ruột dễ khiến bạn bị táo bón, ngứa hậu môn, làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
8. Bị trĩ nên kiêng gì? – Sản phẩm từ sữa
Một số sản phẩm làm từ sữa như kem, bơ sữa chứa các chất bảo quản không phù hợp với những người có đường tiêu hóa yếu, dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Bị trĩ nên ăn gì?
1. Thực phẩm chứa chất xơ
Bổ sung chất xơ là điều không thể bỏ qua với người bị trĩ. Chất xơ được chia làm 2 loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Chất xơ hòa tan là những chất xơ khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng gel, bao gồm các rau củ như: rau đay, mồng tơi, thanh long…
Chất xơ không hòa tan sẽ không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột, bao gồm các loại như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, trái cây khác…
Theo Sở Y tế Hà Nội, chất xơ có vai trò quan trọng vào việc thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng, táo bón. Vì thế, những người bị trĩ nên ăn những thực phẩm chứa chất xơ.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều chất xơ, vì chất xơ có tính giữ nước, khi chất xơ bị dư thừa làm tắc nghẽn ruột, tạo áp lực lên dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược. Có nhiều trường hợp phải phẫu thuật ruột để giải quyết tắc nghẽn đường ruột.
2. Bệnh trĩ nên uống gì? – Uống nước lọc đầy đủ
Nước như một chất xúc tác giúp chất xơ hoạt động tốt hơn trong đường ruột. Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp làm mềm phân, giúp quá trình đại tiện suôn sẻ hơn. Người bị trĩ cần uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ…
Lượng nước mỗi ngày bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít. Đối với người vận động nhiều nên uống nhiều hơn. Uống một cốc nước ấm buổi sáng khi mới thức dậy, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.
3. Bổ sung thực phẩm giàu omega
Omega 3 rất quan trọng cho làn da khỏe mạnh và lớp màng nhầy niêm mạc. Chế độ ăn hiện nay dễ khiến bạn thiếu hụt omega-3, đây là một chất có tác dụng chống viêm cực kỳ hữu ích. Omega-3 có nhiều trong cá nước lạnh, các loại hạt như hạt chia, hạt lanh…
Bổ sung omega-3 là điều cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại những nguy cơ tiềm tàng của bệnh trĩ, ngoài ra giúp bạn có một làn da trẻ đẹp.
4. Bệnh trị nên ăn gì? Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E
Vitamin C rất cần thiết cho việc hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh, chống lại những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Lượng vitamin C bị giảm khi bạn căng thẳng, ăn nhiều đồ ăn vặt, thực phẩm đóng gói…
Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả như: ổi, dâu tây, kiwi, cam, đu đủ, bông cải xanh…
Vitamin E là một vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng cho màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa lành các mô bị viêm, giúp thu nhỏ các búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E như hạt dẻ, rau cải xanh, rau chân vịt, quả bơ, đu đủ…
5. Các vi chất magie và kẽm
Đây là 2 khoáng chất vi mô giúp ổn định mạch máu, duy trì sự phát triển của các mô cơ, nhuận tràng, chống viêm và chữa lành những vết thương bên trong cơ thể.
Sôcôla đen, bơ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, quả hạnh, nho khô… đều chứa nhiều kẽm và magie, giúp cơ thể bổ sung những vi chất còn thiếu. Ngoài thực phẩm, bạn có thể thay thế bằng viên uống bổ sung.
Mặc dù bạn nên ăn những thực phẩm trên để giúp làm mềm phân, tránh táo bón nhưng với mỗi nhóm thực phẩm, bạn đều không nên ăn quá nhiều. Đối với việc ăn uống, việc ăn ít hoặc quá nhiều đều đem lại những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Bạn nên lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp với bản thân giúp cơ thể tránh được những nguy cơ không mong muốn.
Những thực phẩm trên giải đáp thắc mắc bị trĩ nên và kiêng ăn gì, giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, lựa chọn được thực phẩm giúp khắc phục tình trạng trĩ cũng như tránh các thực phẩm có hại cho cơ thể.
[embed-health-tool-bmr]