“Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?” là thắc mắc của nhiều người khi mắc phải tình trạng này. Viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục bình thường của bạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn không thể quan hệ khi đang điều trị bệnh.
Cùng tìm hiểu rủi ro và các mẹo giữ an toàn nếu quan hệ tình dục khi bị viêm nhiễm trong bài viết sau.
Viêm đường tiết niệu là gì? Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?
Viêm đường tiết niệu (UTI) là tình trạng xảy ra khi bạn bị viêm ở bất cứ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu, từ thận, bàng quang đến niệu đạo. Các triệu chứng thường gặp của UTI bao gồm:
- Buồn tiểu liên tục
- Đau buốt khi đi tiểu
- Đau vùng chậu
Những triệu chứng này khiến bạn khó chịu khi đi vệ sinh. Và nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng viêm đường tiết niệu có quan hệ được không. Trên thực tế, căn bệnh này hoàn toàn không ngăn cản việc bạn quan hệ tình dục qua đường âm đạo.
Dù vậy, việc quan hệ khi bị đau cũng không mấy thoải mái. UTI và hoạt động tình dục có thể kích thích và tác động mạnh mẽ lên các mô nhạy cảm trong đường tiết niệu. Thêm vào đó, làm “chuyện ấy” khi bị viêm đường tiết niệu cũng làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Do đó, để trả lời cho vấn đề bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, các bác sĩ thường khuyên bạn nên đợi đến lúc các triệu chứng biến mất và hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị UTI mới quan hệ.
Các rủi ro khi quan hệ trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu
Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Trên thực tế, quan hệ tình dục khi đang điều trị UTI có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro, bao gồm:
Gây đau và làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác
Các kích thích từ bên ngoài vùng kín bằng ngón tay, đồ chơi tình dục hoặc dương vật cũng có khả năng gây áp lực lên các cơ quan tiết niệu. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm cũng có thể cản trở quá trình dương vật đi sâu vào âm đạo. Những vấn đề này khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn trong khi quan hệ.
Làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn mới
Hoạt động tình dục là một trong những nguyên nhân phổ biến làm vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. 90% các ca nhiễm trùng đường tiểu bắt nguồn từ việc vi khuẩn E. coli xâm nhập vào niệu đạo.
Loại khuẩn này thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (GI) hoặc phân. Chúng có thể di chuyển từ hậu môn, đường tiêu hóa lên cơ thể bạn hoặc từ tay, miệng, bộ phận sinh dục hoặc đồ chơi tình dục của đối tác trong khi quan hệ.
Hơn nữa, nếu bạn đã từng bị viêm đường tiết niệu, việc quan hệ có thể khiến bạn bị tái nhiễm hoặc mắc thêm các loại vi khuẩn mới. Điều này làm kéo dài thời gian phục hồi và điều trị bệnh.
Nguy cơ lây nhiễm cho bạn đời
UTI không phải là một bệnh lây qua đường tình dục (STI). Nó cũng không được coi là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu có quan hệ được không thì câu trả lời là không nên. Bởi bạn có thể lây truyền vi khuẩn gây UTI cho vợ (hoặc chồng) của mình.
Ví dụ, vi khuẩn E. coli có thể di chuyển từ hậu môn của bạn đến cửa âm đạo hoặc dương vật. Khi quan hệ tình dục qua âm đạo, dương vật có thể đưa vi khuẩn vào cửa âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Quan hệ tình dục khi đang bị viêm đường tiết niệu: Làm sao để an toàn và vệ sinh?
Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Nếu bạn muốn quan hệ tình dục ngay cả khi đang bị UTI, bạn nên thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn cho mình và đối tác:
Chú ý đến các triệu chứng của bạn
Nếu bạn có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, hãy tạm dừng việc quan hệ. Nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm các bộ phận khác của đường tiết niệu hoặc làm các triệu chứng của bạn trở nên tệ hơn.
Đi tiểu sau khi quan hệ
Bạn nên đi tiểu ngay khi quan hệ xong. Điều này giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn có mặt ở đường vào niệu đạo ra bên ngoài.
Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ
Vi khuẩn từ xung quanh hậu môn có thể di chuyển đến gần lỗ niệu đạo khi bạn quan hệ tình dục. Điều này đặc biệt đúng khi bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Việc vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn này.
Không chuyển đổi vị trí quan hệ
Trong khi quan hệ, bạn không nên chuyển từ quan hệ âm đạo sang hậu môn hoặc ngược lại. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn. Ngoài ra, bạn nên tránh quan hệ tình dục bằng miệng để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.
Trao đổi với bác sĩ
Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và những cách quan hệ an toàn khi đang điều trị UTI, hãy trao đổi với bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn các loại thuốc tránh thai phù hợp để không ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Với câu hỏi viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, câu trả lời là không nên. Bởi nếu không khéo, việc quan hệ khi bị viêm đường tiết niệu sẽ khiến tình trạng này nặng nề và gây nhiều tác động xấu đến máu hoặc các cơ quan khác. Điều này khiến bạn gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Do đó, nếu có các triệu chứng sau, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám:
- Đau khi đi tiểu
- Đau bàng quang dữ dội
- Buồn tiểu nhưng tiểu không được
- Muốn đi tiểu thường xuyên
- Nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu trong nước tiểu
- Đau quặn dạ dày hoặc háng
Khi nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở thận, nó có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Đau lưng
- Sốt
- Buồn nôn và nôn
- Ớn lạnh
- Người mệt mỏi, ốm yếu
Một người đang điều trị UTI nên đi khám bác sĩ nếu:
- Các triệu chứng không cải thiện sau một hoặc hai ngày dùng kháng sinh
- Các triệu chứng đột nhiên trở nên tồi tệ hơn
- Cơn đau nặng, lan đến lưng hoặc gây mất ngủ
- Sốt cao
- Các triệu chứng của UTI trở nên tồi tệ hơn nhiều sau khi quan hệ tình dục
Bị nhiễm trùng đường tiểu có quan hệ được không? Việc quan hệ tình dục có thể làm chậm quá trình hồi phục bệnh viêm đường tiết niệu. Thậm chí, nó còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, nếu hỏi “viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?” thì câu trả lời là không nên. Tốt nhất là hãy đợi đến khi hoàn thành việc điều trị rồi mới sinh hoạt tình dục lại để đảm bảo an toàn cho cả người bệnh lẫn bạn đời.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI