backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Người chạy thận sống được bao lâu và làm sao để kéo dài tuổi thọ?

Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Bùi Bình · Nhi khoa · Bệnh viện trẻ em Hải Phòng


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 30/09/2022

    Người chạy thận sống được bao lâu và làm sao để kéo dài tuổi thọ?

    Người chạy thận sống được bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tiên lượng sống của bệnh nhân chạy thận đóng vai trò quan trọng giúp người nhà có lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.

    Bệnh nhân mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối hầu như đều phải chạy thận (lọc máu). Đây không phải là phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nó giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu lời giải đáp cho câu hỏi người chạy thận sống được bao lâu trong bài viết ngay sau đây nhé!

    Khi nào cần phải chạy thận?

    Trước khi tìm hiểu vấn đề: “Người chạy thận sống được bao lâu?” thì chúng ta cũng nên biết khi nào cần phải chạy thận

    Thông thường, thận chịu trách nhiệm lọc máu, loại bỏ các chất thải và dịch dư thừa, tạo thành nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể.

    Tuy nhiên, nếu thận bị hư hỏng quá nhiều, do mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối (chẳng hạn như suy thận mạn tính), thì thận có thể không thể làm sạch máu đúng cách. Chất thải và dịch ứ đọng trong cơ thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp điều trị.

    chạy thận sống được bao lâu và khi nào cần tiến hành

    Chạy thận làm thay nhiệm vụ của thận, dẫn máu ra ngoài cơ thể, đi vào một thiết bị hoặc đi qua màng bụng của bệnh nhân để lọc máu, sau đó dẫn máu đã “sạch” trở lại cơ thể. 

    Đối với những bệnh nhân bị tổn thương thận vĩnh viễn, trong suy thận mạn giai đoạn cuối, thì chạy thận là phương pháp điều trị duy nhất trừ khi được tiến hành ghép thận. Họ cần phải chạy thận liên tục cho đến khi có thận phù hợp để thay thế nhằm kéo dài sự sống. Nếu không có thận tương thích hoặc sức khỏe bệnh nhân không cho phép mổ thay thận thì phải chạy thận suốt đời.

    Nếu không chạy thận hoặc ghép thận, bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối thường chỉ sống được vài tuần sau khi được chẩn đoán. Vậy, nếu điều trị thì bệnh nhân chạy thận sống được bao lâu?

    Người chạy thận sống được bao lâu?

    Rất khó để xác định một người chạy thận nhân tạo sống được bao lâu bởi có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân. Chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của bệnh thận, tuổi tác, thể trạng, bệnh mắc kèm khác cũng như mức độ tuân thủ theo kế hoạch điều trị. 

    Theo thống kê, trung bình một người chạy thận có thể sống được thêm từ 5 đến 10 năm. Thậm chí, một số bệnh nhân chạy thận có tuổi thọ kéo dài thêm 20 hoặc thậm chí 30 năm nếu tuân thủ đúng theo phác đồ.

    Theo NHS (Dịch vụ y tế Quốc gia Anh), một người bắt đầu chạy thận ở độ tuổi 20 có thể sống thêm 20 năm và lâu hơn nữa. Tuy nhiên, người trên 75 tuổi chỉ có thể sống được từ 2 đến 3 năm. Điều này đã chứng minh rằng tuổi tác là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định xem chạy thận sống được bao lâu.

    Nếu không chạy thận sống được bao lâu?

    Câu hỏi “nếu không chạy thận sống được bao lâu?” cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm. Khi bệnh nhân cảm thấy chạy thận là gánh nặng và không giúp cải thiện bệnh, họ có quyền thảo luận với bác sĩ để ngừng chạy thận. Nếu không chạy thận, người bệnh suy thận giai đoạn cuối thường chỉ sống được một vài tuần do chất độc và chất lỏng tích tụ nhiều trong cơ thể gây khó thở. Một số trường hợp bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu để giúp bệnh nhân dễ thở hơn, bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân hạn chế ăn mặn và uống nhiều nước, để hạn chế tình trạng giữ muối, giữ nước.

    Những lưu ý giúp bệnh nhân chạy thận kéo dài tuổi thọ

    Sau khi tìm hiểu người chạy thận nhân tạo sống được bao lâu thì bạn cũng nên biết thêm về những lưu ý để giúp bệnh nhân chạy thận có thể kéo dài tuổi thọ.

    chạy thận sống được bao lâu và những lưu ý giúp kéo dài tuổi thọ

    Người chăm sóc nên:

    • Theo dõi và báo với bác sĩ bất kỳ tác dụng phụ nào mà bệnh nhân chạy thận đang gặp phải như: mệt mỏi, chuột rút, da ngứa, huyết áp thấp, nhiễm trùng huyết,…
    • Chạy thận nên được thực hiện tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế, tuy nhiên, nếu bác sĩ cho phép chạy thận tại nhà hãy nhờ hướng dẫn thật kỹ để có thể hỗ trợ bệnh nhân.
    • Giúp bệnh nhân duy trì một số các hoạt động yêu thích như đọc sách, xem tivi, lướt internet, tập thể dục để giải tỏa tinh thần.
    • Đảm bảo dinh dưỡng cho người chạy thận với ít muối, hạn chế thực phẩm giàu kali và phốt pho, ăn nhạt, theo dõi chặt chẽ lượng nước nạp vào cơ thể.
    • Khuyến khích người bệnh nếu có thể thì vẫn tiếp tục làm việc và học tập như bình thường, sắp xếp lịch trình sinh hoạt thường ngày và lịch chạy thận một cách khoa học.

    Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có câu trả lời cho vấn đề chạy thận sống được bao lâu. Hầu hết mọi người bệnh có thể phải tiếp tục chạy thận trong nhiều năm. Tuy nhiên, bằng cách tuân thủ đúng phác đồ điều trị và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ một cách đáng kể.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Bùi Bình

    Nhi khoa · Bệnh viện trẻ em Hải Phòng


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 30/09/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo