backup og meta

Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện và phục hồi bệnh viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi ăn đúng, uống đúng loại thực phẩm sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tăng tốc độ đào thải các tác nhân gây bệnh. Do đó, bạn nên biết người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, uống gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ tốt nhất cho việc chữa trị.

Dưới đây là những lời khuyên về các loại thực phẩm bạn cần bổ sung và nên hạn chế khi bị viêm đường tiết niệu.

Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và uống gì?

Người bị bệnh viêm đường tiết niệu cần chú ý bổ sung các loại đồ ăn, thức uống sau đây:

Nước

Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nước còn giúp làm loãng nước tiểu trong bàng quang để người bệnh bài tiết dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, bạn nên uống từ 6 đến 8 cốc nước (2 – 2.5 lít) mỗi ngày, kể cả khi không có cảm giác khát.

Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và uống gì? Uống nhiều nước

Nước ép nam việt quất  

Nước ép nam việt quất là một loại thức uống phổ biến và được khuyên dùng cho người bị viêm đường tiết niệu. Theo nghiên cứu, nam việt quất chứa nhiều proanthocyanidin – một hoạt chất có thể ngăn chặn vi khuẩn bám dính vào thành đường tiết niệu. Bên cạnh đó, loại trái cây này cũng chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Để phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên pha chế nước ép tự nhiên, không thêm đường hoặc chất tạo ngọt. Ngoài nước ép, bạn cũng có thể sử dụng viên uống nam việt quất để thay thế. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ một sản phẩm thực phẩm bổ sung nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý: Nếu bạn đang dùng thuốc warfarin làm loãng máu, bạn nên tránh các sản phẩm nam việt quất vì chúng có thể tương tác với warfarin, gây chảy máu.

Các sản phẩm chứa probiotic (men vi sinh)

Probiotic không chỉ tốt cho đường ruột, chúng cũng góp phần ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Probiotic cung cấp các vi khuẩn có lợi để “đánh bay” các vi khuẩn gây hại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng probiotic có thể giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và chống lại các căn bệnh liên quan đến niệu đạo. Bên cạnh đó, chúng còn tạo nên hàng rào bảo vệ trải dài từ âm đạo đến bàng quang, giúp phòng ngừa các bệnh phụ khoa.

Vì vậy, nếu đang tự hỏi “Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và uống gì?” thì bạn nên lựa chọn các sản phẩm giàu probiotic như sữa chua không đường, kefir, kim chi, nấm thủy sâm…

Ăn tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn

Từ lâu, tỏi đã được xem là một loại dược liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn mạnh. Tỏi chứa các hoạt chất có thể giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong cơ thể, bao gồm cả vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, tỏi chính là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi viêm đường tiết niệu nên ăn gì.

Nếu không ăn được tỏi sống, bạn có thể dùng tỏi để pha trà uống hàng ngày hoặc làm gia vị trong bữa ăn. Để có hương vị dễ uống hơn, bạn nên thêm một ít đinh hương vào trà trước khi uống.

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì? - Tỏi

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Đừng bỏ qua thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli – một trong những nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, nó giúp giảm tính axit trong nước tiểu, cải thiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như bưởi, cam quýt, ổi, kiwi, cà chua, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, rau bó xôi… vào khẩu phần ăn của mình.

Kiêng gì bên cạnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Để quá trình điều trị thuận lợi hơn, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có thể tác động xấu đến đường tiết niệu sau đây:

Cà phê

Cà phê là thức uống được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nó không phải là loại đồ uống được khuyến nghị cho người đang bị viêm đường tiết niệu. Trong cà phê chứa rất nhiều caffeine – một hợp chất có thể gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Chocolate

Rượu

Viêm đường tiết niệu nên kiêng ăn gì? Đồ ăn cay

Soda dành cho người ăn kiêng

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Urinary tract infection https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447 Ngày truy cập: 01-06-2020

Urinary tract infection https://www.urologyhealth.org/urologic-conditions/urinary-tract-infections-in-adults Ngày truy cập: 01-06-2020

What to eat (and what to avoid) during a UTI https://www.eehealth.org/blog/2019/05/what-to-eat-during-a-uti/ Ngày truy cập: 01-06-2020

How to treat urinary tract infections https://www.readersdigest.co.uk/health/health-conditions/how-to-treat-urinary-tract-infections  Ngày truy cập: 18-05-2021

How drinks affect your bladder and bowel https://www.guysandstthomas.nhs.uk/resources/patient-information/elderly-care/How-drinks-affect-your-bladder-and-bowel.pdf Ngày truy cập: 18-05-2021

Phiên bản hiện tại

19/01/2022

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Các cách trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu


Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Nội khoa - Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh · Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 19/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo