
Một nguyên nhân ít phổ biến hơn của viêm đài bể thận cấp là trào ngược túi niệu quản. Đây là một tình trạng bẩm sinh khi nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào thận.
Các yếu tố nguy cơ
Viêm đài bể thận cấp có thể xảy ra ở tất cả mọi người trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ trẻ tuổi và có hoạt động tình dục là đối tượng thường bị viêm đài bể thận cấp nhất. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn xấp xỉ 5 lần so với nam giới và gia tăng mạnh sau tuổi dậy thì, Nguyên nhân là do ở nữ niệu đạo ngắn hơn và gần hậu môn hơn so với nam giới, cũng như những sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì có thể gây nhiễm trùng ở thận.
Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc bệnh có thể kể đến như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, bệnh nhân tiểu đường, người bị suy giảm miễn dịch hay có bệnh lý về thận trước đó. Phụ nữ mang thai cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh. Khoảng 20% đến 30% phụ nữ mang thai sẽ bị viêm đài bể thận cấp tính, thường là trong tam cá nguyệt thứ hai và đầu thai kỳ thứ ba.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán viêm đài bể thận cấp?
Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng là đủ để chẩn đoán phân biệt viêm đài bể thận cấp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành làm các xét nghiệm sau đây:
- Cấy nước tiểu để phát hiện vi khuẩn gây bệnh
- Xét nghiệm máu hoàn chỉnh để tìm kiếm sự gia tăng của các tế bào máu trắng
- Chụp X-quang bụng
- Siêu âm bụng
- Chụp CT bụng
- Chụp MRI.
Những phương pháp điều trị viêm đài bể thận cấp

Viêm đài bể thận cấp có thể được điều trị tại nhà hoặc trong bệnh viện. Phụ nữ khỏe mạnh, trẻ tuổi, không mang thai bị viêm đài bể thận cấp dạng nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ trong vòng từ 10-14 ngày. Điều trị trong bệnh viện thường được yêu cầu đối với những người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai hoặc những người không thể dung nạp kháng sinh đường uống.
Phương pháp điều trị viêm đài bể thận cấp chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và hạ sốt. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng làm giảm đau và hạ sốt. Việc lựa chọn kháng sinh ban đầu sẽ dựa theo kinh nghiệm của bác sĩ và tình trạng kháng kháng sinh tại địa phương. Liệu pháp kháng sinh sau đó có thể được điều chỉnh dựa trên kết quả chẩn đoán bằng phương pháp cấy nước tiểu.
Hầu hết các trường hợp viêm đài bể thận cấp không biến chứng do vi khuẩn E. coli thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng cephalosporin đường uống hoặc TMP-SMX trong 14 ngày. Trong trường hợp có biến chứng của viêm đài bể thận cấp, bệnh nhân cần điều trị kháng sinh truyền qua đường tĩnh mạch như piperacillin-tazobactam, fluoroquinolones, meropenem và cefepime. Đối với những bệnh nhân bị dị ứng với penicilin có thể dùng vancomycin thay thế.
Bất kỳ bệnh nhân nào bị nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp nên được theo dõi sát sao để ngăn ngừa tình trạng bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Sự hiện diện của nhiễm trùng đường tiết niệu trên khi có tắc nghẽn có thể đe dọa khả năng sống của thận. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể cần phải phẫu thuật cắt thận qua da khẩn cấp.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa viêm đài bể thận cấp?
Một số lưu ý sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu nói chung và bệnh viêm đài bể thận cấp nói riêng:
- Đi tiểu trước và ngay sau khi quan hệ
- Vệ sinh cơ quan sinh dục từ trước ra sau, đặc biệt là sau khi đi tiểu hoặc đại tiện nhằm ngăn ngừa vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo và gây nhiễm khuẩn ở thận.
- Uống nhiều nước, tránh mất nước giúp ngăn ngừa viêm đài bể thận cấp và hỗ trợ cải thiện chức năng thận.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về thận.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!