Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung
Lộn bàng quang là gì?
Lộn bàng quang (bladder exstrophy) là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp. Khi ấy, bàng quang phát triển lộn ngược ra bên ngoài thai nhi. Khả năng lưu giữ nước tiểu hay chức năng hoạt động của bàng quang bị lộn ngược không còn như bình thường, dẫn đến rò rỉ nước tiểu (tiểu không kiểm soát hay tiểu không tự chủ).
Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề do lộn bàng quang gây ra cũng khác nhau ở từng người bệnh. Bạn có thể gặp khiếm khuyết ở bàng quang, bộ phận sinh dục ngoài và xương chậu, cũng như các khiếm khuyết khác ở ruột và cơ quan sinh sản.
Tình trạng này có thể được phát hiện qua siêu âm thường quy khi khám thai. Tuy nhiên, đôi khi khiếm khuyết không được phát hiện cho đến khi em bé chào đời. Nếu trẻ sinh ra với bàng quang bị lộn ngược sẽ cần trải qua phẫu thuật để chỉnh sửa lại.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng lộn bàng quang
Lộn bàng quang là khiếm khuyết phổ biến nhất trong một nhóm dị tật bẩm sinh được gọi là phức hợp lộn bàng quang – lỗ tiểu lệch cao (bladder extrophy-epispadias complex – BEEC). Nếu trẻ nằm trong số trường hợp có dị tật nhóm này, chúng có thể có một trong những biểu hiện sau:
√ Lỗ tiểu lệch cao. Đây là dạng dị tật ít nghiêm trọng nhất, trong đó niệu đạo không phát triển hoàn chỉnh.
√ Lộn bàng quang. Dị tật này làm cho bàng quang hình thành bên ngoài cơ thể. Thông thường, lộn bàng quang sẽ liên quan đến các cơ quan của hệ tiết niệu, cũng như hệ tiêu hóa và sinh sản. Các khiếm khuyết ở thành bụng, bàng quang, bộ phận sinh dục ngoài, xương chậu, trực tràng và hậu môn cũng có thể hiện diện.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!