Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn · Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang
Chào bác sĩ, tôi năm nay 35 tuổi. Dạo gần đây, khi đi tiểu tôi nhận thấy nước tiểu có bọt như xà phòng. Tôi cảm thấy khá lo lắng, không biết là bệnh gì, và có những cách chữa nước tiểu có bọt tại nhà không? Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Anh Hùng (35 tuổi)
Chào bạn,
– Với câu hỏi Các cách chữa nước tiểu có bọt tại nhà, bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn, chuyên khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang giải đáp như sau:
Nước tiểu có bọt có khả năng là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Do đó, bạn nên theo dõi các triệu chứng kèm theo nước tiểu có bọt như xà phòng để dễ dàng xác định tình trạng sức khỏe của mình. Nếu không có bất kỳ dấu hiệu kèm theo nghĩa là sức khỏe của bạn bình thường và tình trạng nước tiểu có bọt có thể là do tốc độ dòng chảy của nước tiểu hoặc chất tẩy rửa toilet. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện các triệu chứng sau thì nên đi khám sức khỏe để kiểm tra và có cách chữa nước tiểu có bọt đúng cách:
Nước tiểu có bọt như xà phòng có nguy hiểm không? Tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như:
Bác sĩ thường đưa ra các cách chữa nước tiểu có bọt dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Cách chữa nước tiểu có bọt: Điều trị đái tháo đường và tăng huyết áp
Khi thận bị tổn thương sẽ dễ gây ra các thay đổi trong màu sắc và mùi nước tiểu. Để điều trị các bệnh về thận, người bệnh cần kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh, trong đó phổ biến nhất là tiểu đường và tăng huyết áp.
Để kiểm soát đái tháo đường, bạn nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên và uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn có thể xem thêm: Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường
Đối với cao huyết áp, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn hạn lành mạnh, chế muối và protein, luyện tập các bài tập cho người mắc bệnh tim và uống thuốc đầy đủ.
Cách chữa nước tiểu có bọt: Điều trị xuất tinh ngược dòng
Thực tế, bạn không cần phải điều trị xuất tinh ngược trừ khi tình trạng cực khoái khô khiến nam giới khó chịu hoặc gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản. Bác sĩ có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc có tác dụng đóng cổ bàng quang như pseudoephedrine, phenylephrine, chlorpheniramine, brompheniramine hoặc imipramine. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp.
Trân trọng!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!