Phương pháp điều trị hội chứng Tourette sẽ bao gồm điều trị thần kinh, điều trị bằng thuốc và trị liệu.
6. Rối loạn thần kinh tự miễn ở trẻ em với liên cầu khuẩn (PANDAS)
Rối loạn PANDAS thường xuất hiện đột ngột sau khi bị viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt phát ban ở trẻ em. Ngoài việc tằng hắng và các biểu hiện rối loạn tic, triệu chứng của PANDAS còn bao gồm:
- Thường xuyên bị ám ảnh
- Ủ rũ hoặc cáu kỉnh
- Hoảng loạn
Phương pháp điều trị PANDAS sẽ bao gồm trị liệu, tư vấn và sử dụng thuốc.
7. Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm có thể gây ngứa họng, khiến bạn phải tằng hắng. Sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành… là các loại thực phẩm thường xuyên gây ra dị ứng. Để điều trị vấn đề này, bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm mà mình có nguy cơ bị dị ứng.
8. Tác dụng phụ của thuốc
Việc dùng một số loại thuốc điều trị vấn đề về huyết áp có thể khiến cổ họng cảm thấy khó chịu và gây tằng hắng kéo dài. Do đó, nếu đang dùng thuốc các loại thuốc này và thường xuyên bị tằng hắng, bạn nên hỏi bác sĩ để có thể thay thế một loại thuốc phù hợp hơn.
9. Thói quen

Trong một số trường hợp, tằng hắng không liên quan đến đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Đây có thể là một thói quen hoặc một hành động vô thức khi lo lắng hoặc căng thẳng. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau đây:
- Uống nhiều nước hơn
- Tự theo dõi hoặc nhờ người khác theo dõi việc tằng hắng của mình
- Tìm một hoạt động thay thế tằng hắng, chẳng hạn như nuốt hoặc gõ ngón tay
Tằng hắng lâu ngày: Khi nào nên đi khám?
Nếu tình trạng tằng hắng kéo dài hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống thì bạn nên đi khám để được điều trị. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể đề nghị nội soi để xác định vấn đề đang xảy ra trong cổ họng của bạn. Xét nghiệm dị ứng cũng có thể được chỉ định trong các trường hợp cần thiết.
Điều trị tằng hắng kéo dài
Việc có thể xác định đúng nguyên nhân là điều quan trọng nhất trong điều trị tằng hắng. Các phương pháp điều trị sẽ bao gồm việc thay đổi lối sống, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
Ngoài ra, bạn có thể thử một số cách trị tằng hắng tại nhà đơn giản sau:
- Uống nước
- Ăn kẹo mút không đường
- Nuốt nước bọt 2 lần
- Ngáp
- Ho…
Triệu chứng tằng hắng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thanh âm của bạn. Nếu việc áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!