Theo bác sĩ, nốt sần dây thanh quản dễ hình thành ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 50. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bệnh vẫn có thể xảy ra ở nam giới và trẻ nhỏ.
Trong khi đó, so với nốt sần, polyp thanh quản có kích thước lớn hơn và bề mặt nhẵn bóng. Chúng thường có màu đỏ hồng do được phân bổ nhiều mao mạch. Bên cạnh đó, polyp có thể hình thành trên một hoặc cả hai dây thanh âm.
Nhận biết triệu chứng của nốt sần và polyp thanh quản
Dây thanh quản bị tổn thương do nốt sần và polyp có thể dẫn đến một số biểu hiện bất thường như sau, bao gồm:
- Thanh âm khàn khàn hoặc chói tai gây khó chịu cho người nghe
- Giọng nói mang theo âm rít, thô ráp
- Nghe rõ tiếng thở khi người bệnh nói chuyện
- Mất quãng giọng
- Cảm giác nghẹn trong cổ họng
- Dễ bị hụt hơi khi nói
- Đau ở cổ hoặc mang tai
- Mất giọng
- Thường xuyên ho hoặc hắng giọng (tằng hắng) trong lúc nói
- Mệt mỏi toàn thân
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng sức khỏe này, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân nào gây ra nốt sần và polyp dây thanh quản?
Tổn thương giọng nói và sử dụng giọng nói không đúng cách là nguyên nhân chủ yếu hình thành các nốt sần trên dây thanh quản. Nguyên nhân hình thành polyp thanh quản cũng tương tự. Bên cạnh đó, sự hiện diện của những u nhỏ nhẵn bóng này còn có thể đến từ: