backup og meta

Nạo VA

Nạo VA

Tìm hiểu chung

VA là gì?

VA được viết tắt từ cụm từ tiếng Pháp là “Végétations Adénoides” (trong tiếng Anh là adenotonsillar hay adenoid). Trong y khoa, VA còn được gọi là amidan vòm, khác với amidan thông thường có tên gọi đầy đủ là amidan khẩu cái. Cả hai loại amidan này đều là thành phần cấu trúc của vòng bạch huyết Waldayer ở ngã tư hầu họng.

VA nằm ở phía trên vòm họng, đằng sau mũi. Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus. VA bắt đầu thu nhỏ kích thước dần từ khoảng 5–7 tuổi và gần như biến mất hoàn toàn khi đến độ tuổi dậy thì.

Nạo VA là gì?

Nạo VA là một thủ thuật được thực hiện để cắt bỏ VA khi chúng bị sưng và phì đại hay nhiễm trùng mạn tính.

Mặc dù có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus, VA đôi khi cũng bị nhiễm trùng hoặc sưng to do nhiều nguyên nhân. Một số trẻ có thể có VA lớn bất thường từ khi sinh ra.

Khi nào cần thực hiện nạo VA?

Khi VA sưng to có thể chặn bớt một phần đường thở và gây ra nhiều vấn đề ở trẻ. Khi đó, trẻ thường cảm thấy khó thở, dễ bị nhiễm trùng tai hay nhiều biến chứng khác, ngủ ngáy hay ngưng thở khi ngủ vào ban đêm. Tình trạng này còn gây chảy máu mũi mạn tính và nhiễm trùng xoang.

Khi đó nạo bỏ VA là lựa chọn cần thiết. Việc này cũng không gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. 

Nạo VA thường được thực hiện ở trẻ em từ 1–7 tuổi. Khi trẻ lớn 7 tuổi, VA bắt đầu thu nhỏ lại và chỉ còn lại một dấu vết nhỏ ở người trưởng thành.

Nếu bạn nhận thấy trẻ có các vấn đề có thể liên quan đến VA như vấn đề ở đường hô hấp, tai, nhiễm trùng xoang tái phát, hãy trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA khi:

VA sưng to

Khi nào không được nạo VA?

Thủ thuật này không được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Đang mắc bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao tiến triển
  • Viêm nhiễm cấp mũi họng
  • Nhiễm một số virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết…
  • Bị dị ứng, hen suyễn, hở hàm ếch
  • Đang uống thuốc hoặc tiêm phòng dịch

Thận trọng

Nạo VA có nguy hiểm không?

Đây là một thủ thuật tương đối an toàn và hiếm khi nào xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro có khả năng xuất hiện, chẳng hạn như:

  • Chảy máu nhiều
  • Răng bị nứt hay sứt mẻ trong quá trình nạo VA
  • Nhiễm trùng (trẻ có thể được chỉ định dùng kháng sinh để phòng ngừa)
  • Tác dụng phụ từ thuốc gây mê

Bác sĩ sẽ giải thích trước cái rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện thủ thuật này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi lại bác sĩ thật cẩn thận.

Quy trình

Chuẩn bị trước khi nạo VA

Hãy thông báo cho bác sĩ điều trị nếu trẻ bị cảm lạnh hoặc đau họng trong một tuần trước khi thực hiện thủ thuật này.

Nếu trẻ có thân nhiệt cao và ho, bác sĩ sẽ tạm hoãn tiến hành thủ thuật lại vài tuần để đảm bảo cơ thể đã phục hồi hoàn toàn, giảm nguy cơ gặp các biến chứng.

Quá trình nạo VA diễn ra như thế nào?

Nạo VA được diễn ra sau khi gây mê toàn thân nên trẻ sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình này.

Bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng sẽ bắt đầu cắt bỏ VA bằng các dụng cụ chuyên dùng thông qua đường miệng. Máu chảy trong quá trình cắt bỏ VA sẽ được cầm bằng dao điện.

Quá trình này thường diễn ra khá nhanh, chỉ mất khoảng 30 phút. Sau đó, trẻ cần ở lại phòng hồi sức tối đa 1 giờ để theo dõi và chờ cho thuốc mê hết tác dụng. Hầu hết trẻ có thể xuất hiện và về nhà trong ngày.

Điều gì xảy ra sau khi nạo VA?

Sau khi nạo VA, bạn nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và hấp thu. Tránh tiêu thụ những thực phẩm quá nóng ngay sau đó. Dù trẻ cảm thấy đói ngay sau khi thực hiện thủ thuật trên, bạn vẫn nên cho trẻ ăn từ từ nhiều đợt để tránh buồn nôn và nôn. Chế độ ăn uống hợp lý cùng nghỉ ngơi tốt sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.

Một số thuốc kháng sinh và giảm đau cũng được kê đơn cho trẻ. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào khi uống thuốc, hãy liên lạc ngay với bác sĩ. Bạn cũng không được tự ý mua thuốc hay cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào ngoài chỉ định của bác sĩ.

Phục hồi

Phục hồi sau khi nạo VA

Sau khi thực hiện thủ thuật này, trẻ cần quay lại tái khám sau 10–14 ngày. 

Tình trạng nghẹt mũi có thể xảy ra sau khi cắt bỏ VA, đôi khi còn kéo dài vài tháng cho đến khi tình trạng sưng giảm bớt. Sử dụng nước muối xịt mũi có thể giúp giảm phù nề, làm tan cục máu đông. Trẻ cũng có thể sẽ ngáy kéo dài hoặc âm thanh ngáy to hơn bình thường trong vòng vài tuần sau khi nạo VA. Giọng nói cũng có khả năng bị thay đổi tạm thời và sẽ trở về bình thường sau vài tháng.

Sau 3 tuần, trẻ có thể tham gia các hoạt động thể dục và bơi lội trở lại nhưng không nên lặn sâu trong vòng 2 tháng.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây, hãy đến cơ sở y tế gần nhất ngay:

  • Sốt hơn 38,6ºC dù đã uống nhiều nước, chườm mát và uống hạ sốt paracetamol
  • Đau nhói, đau dai dẳng không giảm dù đã uống thuốc giảm đau theo chỉ định
  • Sưng to hơn hoặc đỏ da ở vùng mũi, mắt.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Adenoidectomy (Adenoid Removal). https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/15447-adenoidectomy-adenoid-removal. Ngày truy c ập 08/4/2020.

Adenoidectomy. https://www.nhs.uk/conditions/adenoids-and-adenoidectomy/. Ngày truy cập 08/4/2020.

Adenoidectomy Surgical Procedure. https://www.medicinenet.com/adenoidectomy_surgical_instructions/article.htm#adenoidectomy_surgery_facts. Ngày truy cập 08/4/2020.

Phiên bản hiện tại

09/06/2020

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Ráy tai ướt có sao không? Ráy tai như thế nào là bình thường?

Hello Bacsi | 7 Mẹo hay giúp đẩy nước khỏi tai nhanh chóng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 09/06/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo