Nghề giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải biết cách giữ giọng nói để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thanh quản dẫn đến khàn tiếng và mất giọng.
Vậy có cách giữ giọng nói cho giáo viên không? Hello Bacsi sẽ mách bạn 6 bí quyết đơn giản sau đây để đảm bảo sức khỏe cho thanh quản nhé!
1. Cách giữ giọng nói: Dùng thực phẩm tốt cho giọng nói
Cách giữ giọng tốt cho giáo viên là gì? Bạn cần tránh đồ uống có cồn hoặc chứa caffeine như trà, cà phê hay soda vì chúng làm mất nước, khiến cổ họng bị khô. Hãy hạn chế uống sữa và các sản phẩm từ sữa trước khi lên lớp giảng bài vì chúng làm cổ họng bạn bị “nhầy” như vướng đờm ở cổ họng.
Ngoài ra, một cách giữ giọng cho giáo viên nữa là bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể bằng cách uống nước tinh khiết hoặc ăn các loại trái cây chứa nhiều nước như táo, nho, đào… Đặc biệt, bạn nên ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin A để giữ giọng tốt như cà rốt, quả mơ, rau bó xôi…
Bạn có thể xem thêm để biết giáo viên nói nhiều nên uống gì:
2. Hạn chế nói to khi giảng bài
Làm sao để giữ giọng không bị khàn? La hét to tiếng chính là cách nhanh chóng và đơn giản nhất để làm mất giọng, đặc biệt là khi bạn đang có chứng viêm thanh quản do cảm lạnh. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc phải nói to. Trường hợp lớp học mất trật tự, bạn hãy dùng chuông hoặc ra dấu hiệu im lặng để ổn định thay vì việc tự hành hạ thanh quản của bạn.
Đối với các bé quá nhỏ chưa ý thức được việc giữ gìn trật tự, cách giữ giọng nói là bạn có thể đến ngay bên cạnh bé để trò chuyện và nhắc nhở. Khi giảng dạy một lớp học đông người trong giảng đường, bạn nên dùng micro nhằm giúp mọi người đều nghe rõ và bạn chỉ cần nói với âm lượng bình thường.
3. Nói với tốc độ vừa phải là cách giữ giọng nói
Cách giữ giọng khi nói nhiều là gì? Chúng ta thường bắt cổ họng làm việc quá mức bởi việc nói quá nhanh. Dù giáo viên thì luôn có nhiều điều cần nói với học sinh, bạn cũng nên cố gắng giữ tốc độ nói ở mức độ vừa phải để dây thanh quản không bị căng ra giúp bảo vệ cho giọng nói luôn ổn định. Hơn nữa, học sinh cũng sẽ hiểu bài tốt hơn hẳn khi bạn nói chậm rãi và rõ ràng đấy!
Bạn có thể xem thêm:
4. Chú ý kiểm soát hơi thở
Học cách giữ giọng nói làm sao để giữ giọng không bị khàn? Sau ngày dài dạy học mệt mỏi, hãy để ý xem hơi thở của bạn có đều đặn, ổn định hay không. Các bạn có thể thấy rằng mỗi buổi tối khi nằm ngủ, bụng chúng ta phình ra khi hít vào và thóp lại khi thở ra. Hãy luôn thở như vậy suốt một ngày bận rộn của bạn. Một trong những cách kiểm soát hơi thở tốt nhất chính là tập yoga. Hãy thử tập yoga khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày, không chỉ giọng nói mà cả sức khỏe của bạn cũng được cải thiện.
5. Cách giữ giọng nói: Cảm nhận âm vực của bạn
Mỗi người đều sở hữu một âm vực riêng mà khi nói bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất. Vì thế, cách giữ giọng không bị khàn là bạn nên hạn chế nói cao hoặc thấp hơn độ cao tự nhiên của giọng nói. Các giáo viên thường dùng giọng trầm để thể hiện sự quyền lực hoặc nói giọng cao hơn để tăng sự thân thiện. Tuy nhiên, sử dụng âm vực tự nhiên là tốt nhất vì sẽ không khiến các dây thanh quản làm việc quá sức hay bị kéo căng. Để cảm nhận được âm vực của mình thế nào là bình thường, bạn có thể trò chuyện với bạn bè và nhờ họ đánh giá nhé.
Bạn có thể xem thêm:
6. Luyện giọng nói trên Youtube
Bạn bị khàn hay mất giọng thường xuyên? Hãy luyện tập mỗi ngày bằng cách sử dụng ống hút. Bài tập đơn giản này chỉ mất vài phút nhưng đem lại hiệu quả cao cho việc giữ giọng của bạn. Bạn có thể dùng từ khóa “vocal straw exercise for teacher” để tìm xem vô số các bài tập trên Youtube.
Những bí quyết trên đây không chỉ hữu ích cho giáo viên mà tất cả chúng ta đều có thể áp dụng để gìn giữ giọng nói luôn ngọt ngào và truyền cảm. Hãy ghi nhớ và thực hành ngay 6 cách giữ giọng nói này để bảo vệ giọng nói vốn là “tài sản” vô giá của mỗi người giáo viên nhé!
[embed-health-tool-heart-rate]