backup og meta

Thuốc trị suy tuyến thượng thận và những điều cần biết

Thuốc trị suy tuyến thượng thận và những điều cần biết

Điều trị suy tuyến thượng thận thường liên quan đến việc sử dụng thuốc corticosteroid đường uống để thay thế cho các hormone cortisol và aldosterone mà cơ thể bị thiếu hụt. Bạn sẽ cần dùng chúng trong suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, bạn phải dùng thuốc trị suy tuyến thượng thận thế nào để an toàn và hiệu quả?

Suy tuyến thượng thận, hay bệnh Addison, là một dạng rối loạn hiếm gặp của tuyến thượng thận. Tình trạng này phát sinh khi cơ thể không sản xuất đủ một số hormone, cụ thể là cortisol và aldosterone.

Theo thống kê, suy thượng thận có khả năng xuất hiện ở mọi đối tượng, bất kể tuổi tác hay giới tính. Đồng thời, các chuyên gia cũng đánh giá rằng căn bệnh này có nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu người bệnh không kịp phát hiện và điều trị hiệu quả.

Liệu trình điều trị suy tuyến thượng thận chủ yếu tập trung vào việc sử dụng thuốc để bổ sung những loại hormone thiếu hụt cho cơ thể.

Vậy, bạn đã biết người mắc bệnh Addison cần uống thuốc gì chưa? Liệu tác dụng phụ của chúng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay không? Hãy để Hello Bacsi giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé.

Bệnh suy tuyến thượng thận uống thuốc gì?

Phần lớn thuốc trị suy tuyến thượng thận đều thuộc nhóm corticosteroid (corticoid). Tùy thuộc vào loại hormone mà cơ thể thiếu hụt, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn một hoặc nhiều loại thuốc corticoid phù hợp.

Một số loại thuốc phổ biến dành cho người bị suy thượng thận gồm:

Hydrocortisone và fludrocortisone

Đối với trường hợp cơ thể thiếu hụt cortisol, hydrocortisone là thuốc trị suy tuyến thượng thận được lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó, đôi khi bác sĩ cũng có thể kê toa prednisolone hoặc methylprednisolone cho người bệnh.

Mặt khác, fludrocortisone chủ yếu dành cho người mất khả năng sản xuất aldosterone.

Cả hai loại thuốc trên đều có chung tác dụng phụ gồm:

Thuốc trị suy tuyến thượng thận ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Một số vấn đề về giấc ngủ
  • Nổi mụn trứng cá
  • Khả năng phục hồi vết thương kém (lâu lành)
  • Dễ chóng mặt, đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đổ nhiều mồ hôi

Dehydroepiandrosterone (DHEA) là thuốc trị suy tuyến thượng thận

Trong một số tình huống, suy tuyến thượng thận cũng gây thiếu hụt androgen, một loại nội tiết tố nam. Ở phụ nữ, androgen cũng được sản sinh với những vai trò như:

  • Tổng hợp estrogen
  • Ngăn ngừa mất xương
  • Cải thiện ham muốn và thỏa mãn tình dục

Do đó, dù là đàn ông hay phụ nữ, khi bị thiếu hụt loại hormone này, bạn sẽ cần sử dụng DHEA để bù đắp.

Loại thuốc corticosteroid này cũng gây ra một số tác dụng phụ tương tự hydrocortison và fludrocortisone. Tuy nhiên, thêm vào đó, nó còn có nguy cơ khiến phụ nữ:

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Biến đổi giọng nói trầm hơn
  • Rậm lông

Các nhà nghiên cứu cho rằng, liều lượng corticoid bạn cần dùng sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là:

  • Mức độ thiếu hụt hormone
  • Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng suy tuyến thượng thận

Do đó, trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể điều chỉnh toa thuốc nhiều lần để phù hợp với thể trạng của bạn.

Biến chứng phát sinh trong quá trình điều trị

Liệu trình sử dụng thuốc trị suy tuyến thượng thận sẽ kéo dài vĩnh viễn. Do đó, bạn sẽ cần xem xét một số yếu tố rủi ro trong suốt quá trình sử dụng thuốc.

Theo bác sĩ, người mắc bệnh Addison sẽ càng phải thận trọng nếu thuộc bất kỳ trường hợp nào dưới đây:

Sức khỏe không tốt

Tình trạng sức khỏe không ổn định sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng điều trị các triệu chứng của thuốc cũng sẽ kém đi rất nhiều.

Phẫu thuật

Rối loạn chức năng tuyến thượng thận là yếu tố bắt buộc được cân nhắc kỹ lưỡng nếu bạn thực hiện phẫu thuật. Lúc này, bạn sẽ cần được theo dõi cẩn thận và bác sĩ có thể liên tục điều chỉnh phác đồ điều trị khi tiến hành thủ thuật cũng như trong quá trình bạn phục hồi.

Mang thai khi bị suy tuyến thượng thận

Đối với phụ nữ mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone là điều thường xuyên xảy ra. Do đó, thuốc trị suy tuyến thượng thận trong trường hợp này sẽ cần được điều chỉnh thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất có thể.

Phụ nữ mang thai thận trọng khi uống thuốc trị suy tuyến thượng thận
Mặt khác, liều lượng thuốc có thể phải gia tăng khi bạn gặp:
  • Căng thẳng
  • Chấn thương
  • Nhiễm trùng

Ngoài ra, nếu thuốc uống khiến bạn muốn nôn, bác sĩ có thể yêu cầu chuyển sang dạng tiêm. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tăng lượng muối tiêu thụ mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị.

Đối phó với suy tuyến thượng thận cấp

Khác với bệnh Addison thông thường, suy tuyến thượng thận cấp là tình trạng có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh với những triệu chứng như:

Để đối phó với vấn đề này, bạn sẽ cần được điều trị y tế khẩn cấp, bao gồm tiêm tĩnh mạch:

  • Hydrocortison
  • Dung dịch nước muối sinh lý
  • Đường

Triển vọng trong việc dùng thuốc corticosteroid đối với tình trạng suy tuyến thượng thận tương đối khả quan, với điều kiện là bạn phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ. Điều này nhằm đảm bảo liệu trình điều trị sẽ diễn ra đúng tiến độ và đem lại hiệu quả tốt nhất có thể.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Addison’s disease: Diagnosis and Treatment. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/addisons-disease/symptoms-causes/syc-20350293. Ngày truy cập 12/11/2019.

Treatment of Addison’s disease. https://www.nhs.uk/conditions/addisons-disease/treatment/. Ngày truy cập 12/11/2019.

Hydrocortisone (Oral Route) https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/hydrocortisone-oral-route/side-effects/drg-20075259 Ngày truy cập 10/06/2021

Fludrocortisone Acetate https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682549.html Ngày truy cập 10/06/2021

Androgen https://www.healthywomen.org/your-health/androgen Ngày truy cập 10/06/2021

Dehydroepiandrosterone https://www.mountsinai.org/health-library/supplement/dehydroepiandrosterone Ngày truy cập 10/06/2021

Adrenal Crisis (Addisonian Crisis) https://www.aci.health.nsw.gov.au/networks/eci/clinical/clinical-resources/clinical-tools/endocrine/adrenal-crisis-addisonian-crisis Ngày truy cập 10/06/2021

Phiên bản hiện tại

10/06/2021

Tác giả: Ngọc Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Chóng mặt do rối loạn tiền đình khi nào cần đi khám và dùng thuốc ra sao?

Dấu hiệu bệnh thận giai đoạn cuối và những cách để kéo dài cuộc sống


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 10/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo