3. Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng
Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng cần được tiến hành ngay lập tức, tập trung vào việc đảm bảo người bệnh có đủ oxy và nguồn cung cấp máu đầy đủ, duy trì huyết áp và ngăn ngừa bất kỳ chấn thương nào thêm ở đầu hoặc cổ.
Cụ thể như sau:
Chăm sóc hô hấp
Tình trạng thiếu oxy sau chấn thương đầu khá phổ biến bởi một số lý do như sau: đường thở bị tắc nghẽn, chấn thương lồng ngực và tình trạng tăng trao đổi chất sau chấn thương, sẽ làm tăng nhu cầu oxy của mô trong cơ thể. Điều này dẫn đến việc hít thở của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, hầu hết bệnh nhân phải sử dụng máy thở hoặc đặt nội khí quản. Người chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não sau mổ cần quan tâm chăm sóc vấn đề hô hấp cho bệnh nhân, theo dõi các phản ứng bất thường và thông báo ngay cho bác sĩ nếu cần. Nếu bệnh nhân đã về nhà, hãy tuân thủ việc vệ sinh máy theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Theo dõi huyết áp và nhiệt độ cơ thể

Bệnh nhân chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng có thể bị loạn nhịp tim do hạ thân nhiệt hoặc mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy có thể đi kèm với thiếu máu cục bộ do nhu cầu oxy của mô não tăng cao. Tỷ lệ trao đổi chất của não tăng khoảng 7% khi nhiệt độ cơ thể tăng lên mỗi độ C.
Vì vậy, việc người chăm sóc cần theo dõi huyết áp và đo nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân liên tục, đồng thời báo với bác sĩ điều trị ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
Hỗ trợ dinh dưỡng
Chấn thương nặng ở đầu có liên quan đến tình trạng tăng trao đổi chất, trong một số trường hợp, tỷ lệ trao đổi chất tăng từ 40 đến 100%. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân được nuôi ăn bằng ống nuôi đưa trực tiếp vào dạ dày.
Người chăm sóc nên chuẩn bị thức ăn dạng lỏng, nhẹ và dễ tiêu hóa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Thuốc an thần propofol thường được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân bị chấn thương đầu, vì nó làm giảm tốc độ chuyển hóa não và lưu lượng máu não. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc cho bệnh nhân. Tránh việc bỏ quên liều hay dùng quá liều hoặc tự ý cho bệnh nhân ngưng dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng
Hầu hết những bệnh nhân chấn thương não nghiêm trọng sẽ cần phục hồi chức năng để lấy lại các kỹ năng sinh hoạt cơ bản, chẳng hạn như đi bộ hoặc giao tiếp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và phần não bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ lên kế hoạch phục hồi chức năng phù hợp cho từng bệnh nhân.
Người chăm sóc nên phối hợp tốt với bác sĩ điều trị, đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc các cơ sở phục hồi chức năng để tiến hành trị liệu. Đồng thời, luôn động viên tinh thần bệnh nhân trong quá trình hồi phục.
Khi về nhà, bác sĩ có thể hướng dẫn một số bài tập giúp bệnh nhân rèn luyện chức năng cơ bản. Hãy cùng đồng hành và giúp đỡ họ trong giai đoạn này nhé!
Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não bằng cách phòng tránh té ngã

Việc phòng tránh té ngã là điều đặc biệt quan trọng nhằm ngăn ngừa bất kỳ chấn thương nào thêm ở đầu hoặc cổ. Bạn nên thực hiện một số mẹo sau đây để phòng tránh bệnh nhân có thể bị té ngã ngay tại nhà:
- Lắp đặt tay vịn trong phòng tắm
- Đặt một tấm thảm chống trượt trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen
- Lắp tay vịn hai bên cầu thang
- Tăng cường đèn để cung cấp ánh sáng trong nhà, đặc biệt là xung quanh cầu thang
- Giữ cho cầu thang và sàn nhà không bị bừa bộn
- Kiểm tra thị lực cho bệnh nhân thường xuyên
- Khuyến khích bệnh nhân tập thể dục nếu có thể.
Những lưu ý khác
Đối với bệnh nhân phải nằm liệt giường, người chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não nên thường xuyên vệ sinh thân thể, đổi tư thế nằm để tránh lở loét. Nếu có thể hãy xoa bóp thay chân cho bệnh nhân để kích thích máu huyết lưu thông. Cuối cùng là quan tâm đến không gian và môi trường sống, tránh tiếng ồn và luôn phải sạch sẽ, thông thoáng để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!