backup og meta

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Zona thần kinh dù mau lành, ít để lại biến chứng nhưng một số người vẫn có thể gặp phải tình trạng đau dây thần kinh sau zona. Đó là chưa kể các vết mụn do zona gây ra cũng khiến người bệnh đau rát, khó chịu, không ai mong muốn mình và người thân mắc phải. Để hiểu bệnh zona thần kinh có lây không, bạn cần biết rõ cách thức tiến triển của bệnh. Điều này cũng sẽ giúp bạn biết cách để phòng tránh bệnh hiệu quả.

Trong dân gian có nhiều người gọi zona là bệnh giời leo. Tuy nhiên, biểu hiện “giời leo” với các mụn nước mọc thành chùm còn có thể là triệu chứng của các bệnh khác như viêm da tiếp xúc, vết côn trùng cắn. Vì vậy, trong bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề bệnh zona có lây không do virus Varicella zoster gây ra.

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Người bị nhiễm virus Varicella zoster sẽ bị bệnh thủy đậu trước. Sau khi hết thủy đậu, hầu hết virus trong máu đã bị tiêu diệt nhưng một số vẫn trú ẩn trong hạch dây thần kinh cảm giác.

Virus ẩn náu mà không gây bất cứ triệu chứng nào. Hiện vẫn chưa có cách tìm và diệt chúng hoàn toàn. Đến một lúc nào đó, virus sẽ hoạt động trở lại. Không rõ nguyên nhân là gì, nhưng thường gặp ở người bệnh già yếu, stress nặng hoặc suy giảm miễn dịch. Virus di chuyển từ hạch thần kinh theo dây thần kinh cảm giác ra da và gây triệu chứng zona thần kinh.

Khi xuất hiện triệu chứng bệnh zona thần kinh có lây không

Để biết zona thần kinh có lây không, bạn nên biết tiến triển của zona ra sao. Đầu tiên, người nhiễm virus sẽ có tình trạng sốt nhẹ, đau mỏi xương khớp, nhức đầu, mệt mỏi. Kế tiếp, vùng da mà virus tấn công sẽ có cảm giác châm chích, nóng rát, đau đớn, chạm vào rất nhức. Sau đó mụn nhỏ li ti màu hồng bắt đầu nổi lên, thành cụm, sau đó mọng nước. Mụn này gây đau đớn, bỏng rát mạnh. Mụn nước chuyển màu đục dần rồi vỡ ra, xẹp, khô lại và đóng vảy.

Zona thần kinh có lây không thì câu trả lời là có. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với mụn nước hoặc dịch rỉ ra từ mụn zona sẽ có nguy cơ nhiễm virus. Nếu chưa từng mắc thủy đậu lần nào hoặc chưa tiêm vaccine thủy đậu thì cũng khởi phát thủy đậu trước rồi sau đó mới tiến triển thành zona.

Những mụn này chỉ tồn tại vài ngày và hầu hết sẽ tự lành dù có điều trị hay không. Do đó tỷ lệ lây bệnh zona thần kinh qua mụn nước là rất ít.

Cách tránh lây nhiễm zona thần kinh cho người khác

không chạm vào người bệnh zona thần kinh có lây không

Bệnh zona thần kinh có lây không phụ thuộc khá nhiều vào ý thức của người mắc. Để giảm nguy cơ nhiễm virus cho người khác, bệnh nhân nên:

  • Che phủ mảng mụn nước trên da nếu thường xuyên ở gần người khác.
  • Cố gắng tránh đụng chạm và gãi vào vùng mụn nước. Đừng để mụn nước bị vỡ sẽ khiến zona dễ lây hơn, đồng thời vết mụn dễ nhiễm trùng sẽ đau đớn và khó lành.
  • Rửa tay kỹ với xà phòng diệt khuẩn và nước sạch thường xuyên, nhất là trước và sau khi bôi thuốc.
  • Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, tránh để cọ xát vào vết phát ban.

Người khỏe mạnh cũng nên biết bệnh zona thần kinh có lây không để cố gắng tránh tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là các đối tượng:

  • Phụ nữ có thai chưa bị thủy đậu hoặc chưa chích ngừa thủy đậu.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân. Trẻ nhỏ khỏe mạnh cũng nên hạn chế tiếp xúc.
  • Người bị suy giảm miễn dịch, ví dụ: người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, người đang trong đợt hóa trị, đã cấy ghép nội tạng, nhiễm HIV….

Bên cạnh đó, hãy chích ngừa thủy đậu, đây mới là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khi bạn vẫn còn đang lo ngại bệnh zona thần kinh có lây không. Đừng để đến khi mắc thủy đậu hoặc zona, thì mới tìm cách phòng ngừa.

Tóm lại bệnh zona thần kinh có lây không thì câu trả lời là có, nhưng sẽ khiến bạn khởi phát bệnh thủy đậu trước, sau này mới tái phát triệu chứng của zona sau. Tiêm vắc xin thủy đậu sẽ giúp bạn miễn nhiễm với virus này. Vì vậy, nếu chưa từng bị thì nên sắp xếp tiêm phòng sớm, đặc biệt là cho trẻ em.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Shingles transmission https://www.cdc.gov/shingles/about/transmission.html Ngày truy cập: 26/07/2019

Shingles vaccination https://www.cdc.gov/features/shingles/index.html Ngày truy cập: 26/07/2019

Bệnh zona thần kinh và những điều cần biết https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/benh-zona-than-kinh-va-nhung-ieu-can-biet?_101_INSTANCE_4IVkx5Jltnbg_viewMode=view Ngày truy cập: 14/07/2021

Epidemiology of shingles https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1292851/ Ngày truy cập: 14/07/2021

Chickenpox/Shingles https://www.healthknowledge.org.uk/public-health-textbook/disease-causation-diagnostic/2b-epidemiology-diseases-phs/infectious-diseases/chickenpox-shingles Ngày truy cập: 14/07/2021

Phiên bản hiện tại

31/10/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Chóng mặt do rối loạn tiền đình khi nào cần đi khám và dùng thuốc ra sao?

6 cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà theo kinh nghiệm dân gian


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 31/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo