Cắt hạch giao cảm, hay cắt hạch thần kinh giao cảm, là biện pháp phẫu thuật nhằm điều trị chứng ra mồ hôi nhiều. Thế nhưng, hình thức điều trị này chưa hẳn đã đem lại kết quả như mong đợi. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kĩ trước khi quyết định có thực hiện phẫu thuật hay không.
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay chân
Trước khi giải mã việc có nên cắt hạch thần kinh giao cảm hay không, bạn nên biết về nguyên nhân khiến mình đổ mồ hôi nhiều. Điều này sẽ quyết định liệu phẫu thuật có giúp bạn triệt để giải quyết tình trạng này hay không.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Cảm giác lo lắng, hồi hộp hoặc căng thẳng
- Rối loạn hệ thần kinh giao cảm
- Một số bệnh lý tim mạch
- Chấn thương tủy sống
- Lạm dụng rượu bia
- Bệnh Parkinson
- Đái tháo đường
- Cường giáp
- Suy hô hấp
- Bệnh gút
- Béo phì.
Hệ thần kinh giao cảm là một phần của hệ thần kinh thực vật, bao gồm các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống tạo thành chuỗi hạch chạy dọc 2 bên cột sống. Khi hệ giao cảm bị kích thích quá mức, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi nhiều hơn. Do đó, để giảm tiết mồ hôi thì cắt bỏ các hạch giao cảm cũng sẽ mang lại hiệu quả.
Phương pháp cắt hạch giao cảm
Cắt hạch giao cảm dùng điều trị mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay và nách. Bằng kỹ thuật mổ nội soi, bác sĩ sẽ cắt bỏ các hạch giao cảm ngực từ đốt sống L2 đến L4.
Theo lý thuyết, khi các hạch bị loại bỏ thì mồ hôi sẽ không thể bài tiết ra ngoài cơ thể được nữa và quá trình này không thể đảo ngược. Tức là bạn không thể nối lại những hạch đã cắt đi.
Quá trình phẫu thuật cắt hạch giao cảm thường kéo dài từ 1 – 3 giờ và được diễn ra như sau:
- Bác sĩ phẫu thuật tạo ra 2 hoặc 3 vết cắt nhỏ dưới cánh tay mà bạn đổ mồ hôi quá nhiều.
- Phổi của bạn cũng sẽ được làm xẹp, điều này giúp cho các bác sĩ phẫu thuật có nhiều không gian hơn để phẫu thuật.
- Máy nội soi được đưa vào cơ thể thông qua vết cắt dưới cánh tay.
- Bác sĩ sẽ tìm dây thần kinh kiểm soát mồ hôi ở khu vực cần điều trị và bắt đầu tiến hành loại bỏ chúng.
- Phổi bắt đầu được làm phồng trở lại.
- Bác sĩ tiến hành khâu lại vết thương.
Trước đây, bác sĩ cũng từng tiến hành phương pháp nội soi cắt hạch giao cảm ở thắt lưng để điều trị mồ hôi chân. Thế nhưng do tồn tại nhiều biến chứng hậu phẫu, như liệt dương, xuất tinh ngược, tiểu không tự chủ… nên hiện nay cách thức này không còn được áp dụng nữa.
Cắt hạch giao cảm liệu có chữa khỏi mồ hôi tay chân?
Nhiều người truyền tai nhau rằng phẫu thuật cắt hạch giao cảm là phương pháp có thể trị khỏi hoàn toàn chứng ra mồ hôi tay chân nhiều. Tuy nhiên, bác sĩ không thể nào biết chính xác số lượng hạch đã cắt là bao nhiêu, liệu đã đủ để giải quyết tình trạng của bạn hay chưa.
Vì vậy, trên thực tế, vẫn có những trường hợp bệnh nhân tái phát đổ mồ hôi trở lại sau vài tháng phẫu thuật. Nguyên nhân đôi khi đến từ việc các hạch giao cảm chưa được phá bỏ hoàn toàn.
Thêm vào đó, tình trạng tăng tiết mồ hôi bù trừ (50 – 90%) ở chân, lưng, bụng… còn gây ra nhiều phiền toái, bất tiện hơn cả trước khi thực hiện phẫu thuật.
Những giải pháp thay thế cho người bệnh chưa muốn phẫu thuật cắt hạch giao cảm
Phương pháp cắt hạch giao cảm khá tốn kém và còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, nhiễm trùng, hội chứng Horner (gây sụp mí mắt), tăng tiết mồ hôi bù trừ, giảm nhịp tim… Ngoài ra, những người bị dày dính màng phổi hoặc dị ứng thuốc gây mê cũng không thể thực hiện phẫu thuật này.
Vì những lý do trên, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn những giải pháp khác an toàn hơn trước khi quyết định cắt hạch giao cảm, chẳng hạn như:
Thay đổi lối sống
Tình trạng tăng tiết mồ hôi là bệnh lý liên quan chặt chẽ đến hệ thần kinh giao cảm. Do đó, việc giữ cho hệ thần kinh này luôn hoạt động ổn định cũng hết sức quan trọng. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
- Tránh những kích thích tâm lý như lo lắng, sợ hãi quá mức, căng thẳng kéo dài. Những bài tập giúp thư giãn, ổn định tâm lý bao gồm yoga, thiền, hít sâu thở chậm… sẽ giúp bạn điều tiết cảm xúc tốt hơn.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là rau quả giàu vitamin nhóm B như cải bó xôi, nấm, cà chua, súp lơ, dưa chuột, dâu tây…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu bia, cà phê, nước trà đặc…
- Uống đủ nước mỗi ngày, lượng nước cần uống có thể dựa trên cân nặng của bạn được tính theo công thức 0,03 lít x cân nặng (tính bằng kg).
- Thực hiện việc giảm cân nếu bạn bị béo phì, thừa cân.
Hỗ trợ điều trị ra mồ hôi nhiều bằng thảo dược
Nếu như Tây y chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng tạm thời thì với Đông y, quan điểm chữa bệnh sẽ bao gồm cả quá trình can thiệp tới tận gốc căn nguyên. Bạn có thể tham khảo bộ 3 thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ. Bởi vì:
- Thiên môn đông: Kết quả nghiên cứu tại Viện Dược liệu, Đại học Bundelkhand (Ấn Độ) cho thấy, thảo dược này có tác dụng ổn định chức năng của hệ thần kinh giao cảm tương tự như thuốc kháng cholinergic; nhờ đó giúp cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi hiệu quả.
- Sơn thù du: Có khả năng săn se lỗ chân lông, ngăn mồ hôi thoát ra bên ngoài; đồng thời giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng trên bề mặt da và hạn chế vi khuẩn phát triển gây mùi hôi khó chịu.
- Hoàng kỳ: Giúp làm tăng sức bền của da, ngăn chặn tình trạng bài tiết mồ hôi ra ngoài.
Cắt hạch giao cảm vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng không thể lường trước và cũng không thể đảm bảo chắc chắn phương pháp này trị khỏi chứng đổ mồ hôi tay chân hoàn toàn. Do đó, trước khi tiến hành cắt hạch giao cảm, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.
[embed-health-tool-bmi]