Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Bao bọc quanh não và tủy sống là lớp màng não. Tụ máu là hiện tượng xuất huyết trong một cơ quan hoặc mô. Trong máu tụ dưới màng cứng hay còn gọi là xuất huyết nội sọ, máu hoặc các chế phẩm từ máu sẽ tụ lại giữa hai trong số các lớp màng nhện (bề mặt), màng cứng hoặc lớp màng não. Tụ máu có thể là cấp tính (bắt đầu một cách nhanh chóng) hoặc mạn tính (phát triển lâu dài). Tụ máu cấp tính hoặc khối máu tụ lớn có thể gây ra áp suất cao bên trong hộp sọ (áp lực nội sọ), làm nén và dẫn đến tổn thương mô não, đe dọa tính mạng người bệnh.
Các triệu chứng bệnh phụ thuộc vào mức độ chấn thương, vị trí và kích thước khối máu tụ. Những dấu hiệu này có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc vài tuần, đôi khi có thể lâu hơn sau chấn thương. Một số người lúc đầu có vẻ bình thường (khoảng thời gian minh mẫn) sau khi bị thương. Tuy nhiên, sau đó, áp lực lên não có thể gây ra các tình trạng, bao gồm:
Máu tụ mạn tính và bán cấp tính thường gây ra đau đầu, yếu nhẹ, suy nghĩ chậm chạp, có lời nói bất thường, gặp vấn đề về đi đứng và thường hay nhầm lẫn.
Nếu bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng có thể bao gồm:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tụ máu nội sọ có thể đe doạ đến tính mạng, vì vậy bạn cần phải khẩn cấp điều trị bệnh.
Bạn cần đi khám bác sĩ sau khi bị va chạm ở vùng đầu và có các dấu hiệu sau:
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Tụ máu dưới màng cứng thường là do chấn thương nặng ở đầu gây ra. Máu từ mạch máu tổn thương sẽ nhanh chóng lấp đầy các khu vực não bộ, nén mô não và dẫn đến tụ máu dưới màng cứng cấp tính.
Máu tụ dưới màng cứng cũng có thể xảy ra sau một chấn thương đầu rất nhỏ, đặc biệt người già thường dễ bị bệnh này hơn vì tĩnh mạch của họ căng ra khi não teo (co rút) lại. Tình trạng này có tên gọi là máu tụ dưới màng cứng “kinh niên” và bạn thường không để ý đến bệnh trong vòng nhiều ngày đến vài tuần sau chấn thương.
Tụ máu dưới màng cứng thường gặp ở những người bị chấn thương đầu, đặc biệt là trẻ em và người già. Việc lạm dụng rượu lâu dài cũng làm tăng nguy cơ phát triển các khối máu tụ dưới màng cứng do người nghiện rượu hay té ngã, xô xát gây tổn thương đầu, mặt. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Dù vậy, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị tụ máu dưới màng cứng, bao gồm:
Bạn cũng có thể mắc bệnh nếu không có các yếu tố nguy cơ vì tụ máu có thể xảy ra do bất kỳ tai nạn ở đầu nào, bao gồm té do trật khớp. Những yếu tố này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đi khám bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thông thương, sẽ rất khó để chẩn đoán khối máu tụ trong sọ vì một số người thường rất bình thường sau khi bị chấn thương. Tuy nhiên, cho đến khi có chứng minh khác, các bác sĩ thường chẩn đoán tình trạng mất ý thức sau một chấn thương đầu là do xuất huyết bên trong hộp sọ.
Phương pháp tốt nhất để xác định vị trí và kích thước của khối máu tụ là kỹ thuật hình ảnh, bao gồm:
Việc điều trị tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, các triệu chứng, kích thước, vị trí khối máu tụ và loại tụ máu là cấp tính hoặc mãn tính. Nếu là tụ máu cấp tính thì bạn cần phẫu thuật khẩn cấp để giảm bớt áp lực trong não, gồm phẫu thuật thoát nước (khoan một lỗ nhỏ trong hộp sọ) cho phép máu và nước thoát ra làm giảm áp lực lên não. Nếu máu tụ lớn hoặc cục máu rắn, bác sĩ tiến hành thủ thuật craniotomy (tạo ra một lỗ lớn trong hộp sọ) để lấy cục máu ra.
Sau khi phẫu thuật, bạn cần dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Thuốc dùng để điều trị bệnh này phụ thuộc vào loại máu tụ dưới màng cứng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ từng tổn thương não. Thuốc lợi tiểu và corticoid giúp giảm sưng, thuốc chống động kinh, như phenytoin, có thể kiểm soát hay ngăn ngừa co giật.
Kiên nhẫn chính là chìa khóa để đối phó với những chấn thương não. Đa số người lớn sẽ phục hồi trong 6 tháng đầu tiên, nhưng có thể vẫn còn các triệu chứng như động kinh hay choáng và sẽ giảm dần trong khoảng 2 năm. Trẻ em thường hồi phục hoàn toàn và nhanh hơn so với người lớn.
Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn:
Sau một chấn thương não, bạn có thể phản ứng chậm. Vì vậy, bạn nên tham khảo với bác sĩ trước khi bắt đầu lái xe, chơi thể thao, đi xe đạp hay vận hành máy móc nặng.
Nếu uống các thuốc khác, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ hay các tương tác thuốc có thể làm tái phát xuất huyết nội sọ.
Không uống rượu cho đến khi đã hồi phục hoàn toàn. Rượu có thể gây cản trở quá trình phục hồi và làm tăng nguy cơ tái chấn thương.
Bạn hãy viết ra những điều quan trọng để dễ ghi nhớ. Bạn cũng cần nói chuyện với bạn bè và gia đình khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng.
Bạn cũng có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu chấn thương đầu bằng cách:
Để bảo vệ trẻ, bạn nên sử dụng xe nôi phù hợp, cẩn thận các vật dụng như bàn phím và các cạnh bảng, cầu thang, đồ nội thất nặng. Giữ cho trẻ không trèo lên trên những vị trí nguy hiểm.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về.
Intracranial Hematoma. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/intracranial-hematoma/basics/prevention/con-20019654. Ngày truy cập 19/07/2016
Subdural Hematoma. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000713.htm. Ngày truy cập 19/07/2016