backup og meta

Huyết khối tĩnh mạch não

Huyết khối tĩnh mạch não

Tìm hiểu chung

Huyết khối tĩnh mạch não là gì?

Huyết khối tĩnh mạch não là cục máu đông ở tĩnh mạch não. Đây là tĩnh mạch có trách nhiệm dẫn máu đi từ não đến tim. Nếu máu ứ đọng trong tĩnh mạch này, nó có thể rỉ vào các mô não, gây ra tình trạng xuất huyết hoặc sưng não nghiêm trọng.

Nếu được phát hiện sớm, bạn có thể điều trị được bệnh mà không gây ra bất kì biến chứng nguy hiểm nào.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng huyết khối tĩnh mạch là gì?

Cục máu đông trong tĩnh mạch não có thể gây áp lực dẫn đến sưng não. Áp lực này có thể khiến bạn đau đầu. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị tổn thương mô não.

Tùy vào vị trí của cục máu đông, bạn sẽ có các triệu chứng huyết khối tĩnh mạch khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn
  • Nôn

Đối với tình trạng huyết khối tĩnh mạch nghiêm trọng hơn, bạn có thể gặp các triệu chứng giống như đột quỵ, bao gồm:

  • Nói ngọng
  • Liệt một bên cơ thể
  • Yếu người
  • Không tỉnh táo

Nếu bắt gặp bất kì triệu chứng nào được kể trên, bạn hãy đi cấp cứu ngay.

Các triệu chứng khác của tình trạng huyết khối tĩnh mạch nặng như:

  • Ngất xỉu
  • Một số bộ phận trên cơ thể bị hạn chế vận động
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Tử vong

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm bạn tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch não?

Huyết khối tĩnh mạch não là tình trạng hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch và xoang tĩnh mạch. Mặc dù huyết khối tĩnh mạch não không phổ biến, nhưng một số yếu tố kích hoạt bệnh này.

Một số yếu tố nguy cơ phổ biến của huyết khối tĩnh mạch não như:

Các yếu tố ít phổ biến hơn bao gồm mang thai hoặc các rối loạn đông máu khác. Cả hai tình trạng này đều khiến máu dễ đông hơn, ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong cơ thể và não.

Ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt là ở tai. Một số trường hợp khác, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Nếu không được điều trị, huyết khối tĩnh mạch não có thể đe dọa đến tính mạng.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não?

Để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng bạn gặp phải cũng như bệnh sử cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, chẩn đoán cuối cùng phụ thuộc vào việc kiểm tra lưu thông máu trong não. Để kiểm tra lưu lượng máu, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để phát hiện cục máu đông và tình trạng sưng.

Một bác sĩ có thể chẩn đoán sai huyết khối tĩnh mạch não nếu họ sử dụng xét nghiệm sai.

Hai xét nghiệm hình ảnh tốt nhất để giúp phát hiện bệnh là:

  • Chụp tĩnh mạch MRI. Chụp tĩnh mạch MRI, còn được gọi là MRV, là một xét nghiệm tạo ra hình ảnh của các mạch máu ở vùng đầu và cổ. Nó có thể giúp bác sĩ đánh giá lưu thông máu, các bất thường, đột quỵ hoặc chảy máu não. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào máu của bạn để có thể thấy rõ lưu lượng máu và giúp xác định xem máu có đông máu không.
  • Chụp CT tĩnh mạch. Chụp CT sử dụng hình ảnh X-quang để cho bác sĩ xem xương và mạch máu. Trong phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch để tạo ra hình ảnh lưu thông máu, giúp phát hiện đông máu.

Những phương pháp nào giúp điều trị huyết khối tĩnh mạch não?

Lựa chọn điều trị huyết khối tĩnh mạch não phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc ngăn ngừa hoặc làm tan cục máu đông trong não.

Thuốc

Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống đông máu hoặc chất làm loãng máu để giúp ngăn ngừa đông máu và sự tiến triển của cục máu đông. Loại thuốc được kê toa phổ biến nhất là heparin, được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc dưới da.

Một khi bác sĩ nghĩ rằng sức khỏe bạn ổn định, họ có thể đề nghị một chất làm loãng máu dạng uống như warfarin như một phương pháp điều trị định kỳ. Điều này có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông tái phát, đặc biệt nếu bạn bị rối loạn đông máu.

Ngoài việc giúp ngăn ngừa cục máu đông, bác sĩ cũng sẽ điều trị các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch não. Nếu bạn đã trải qua một cơn động kinh từ tình trạng này, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống động kinh để giúp kiểm soát bệnh. Tương tự, nếu bạn có các triệu chứng giống đột quỵ, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Theo dõi tình trạng

Trong tất cả các trường hợp huyết khối tĩnh mạch não, bác sĩ sẽ theo dõi hoạt động của não. Họ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh khác để đánh giá huyết khối và đảm bảo không có thêm cục máu đông xuất hiện. Theo dõi tình trạng cũng rất quan trọng để đảm bảo bạn không phát triển rối loạn đông máu, khối u hoặc các biến chứng khác do huyết khối tĩnh mạch não. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành các xét nghiệm máu bổ sung để xem bạn có bị rối loạn đông máu không.

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp huyết khối tĩnh mạch não nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông và cố định mạch máu. Thủ thuật này được gọi là cắt bỏ huyết khối.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cerebral Venous Thrombosis. https://emedicine.medscape.com/article/1162804-overview. Ngày truy cập 13/09/2019

Cerebral Venous Thrombosis. https://www.healthline.com/health/cerebral-venous-thrombosis. Ngày truy cập 13/09/2019

Cerebral Venous Thrombosis. http://www.radiologyassistant.nl/en/p4befacb3e4691/cerebral-venous-thrombosis.html. Ngày truy cập 13/09/2019

Phiên bản hiện tại

14/01/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Khi cơn chóng mặt nguy hiểm hơn bạn nghĩ: Những triệu chứng nào đáng chú ý?

Giải pháp giúp người rối loạn tiền đình kiểm soát các triệu chứng hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 14/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo