Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bệnh Pick là một bệnh lý hiếm gặp, gây ra chứng mất trí nhớ tiến triển và không thể hồi phục. Đây là một trong nhiều loại mất trí được gọi chung là chứng sa sút trí tuệ trán – thái dương (frontotemporal dementia – FTD).
Nếu mắc phải chứng mất trí nhớ hay sa sút trí tuệ, não sẽ không còn hoạt động bình thường. Khi đó, bạn sẽ gặp khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ, hành vi, suy nghĩ, phán đoán và cả trí nhớ thông thường. Tương tự như những chứng mất trí nhớ khác, bạn sẽ trải qua những thay đổi mạnh về tính cách.
Rất nhiều tính trạng bệnh có thể gây ra chứng mất trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Trong khi Alzheimer có thể gây ảnh hưởng đến nhiều vùng khác nhau trong não bộ, bệnh Pick đường như chỉ tác động ở một số khu vực nhất định.
Bệnh Pick là một loại của chứng sa sút trí tuệ trán – thái dương (FTD) vì cũng ảnh hưởng đến thùy trán và thái dương trong não. Thùy trán giúp điều khiển nhiều chức năng quan trọng như lập kế hoạch, phán đoán, kiểm soát cảm xúc, hành vi, ức chế, chức năng điều hành và đa nhiệm. Thùy thái dương thì chủ yếu ảnh hưởng đến ngôn ngữ cùng phản ứng về mặt cảm xúc và hành vi.
Các triệu chứng bệnh Pick thường sẽ nặng dần lên theo thời gian. Nhiều triệu chứng có thể gây cản trở đến giao tiếp xã hội, như thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi và tính cách là những dấu hiệu đầu tiên thường thấy ở người bệnh Pick.
Bạn có thể có các triệu chứng liên quan đến hành vi và cảm xúc, như:
Một số thay đổi về ngôn ngữ và thần kinh có thể xảy ra như:
Sự khởi phát sớm những thay đổi trong tính cách ở người bệnh Pick cũng giúp bác sĩ phân biệt với bệnh Alzheimer. Bệnh Pick cũng có thể xảy ra ở nhóm đối tượng có độ tuổi trẻ hơn so với Alzheimer, có trường hợp ghi nhận bệnh ở những người khoảng 20 tuổi.
Thông thường, các triệu chứng bắt đầu ở những người trong độ tuổi từ 40–60. Khoảng 60% người mắc chứng sa sút trí tuệ trán – thái dương nằm trong độ tuổi 45–64.
Bệnh Pick, cũng như các chứng sa sút trí tuệ trán – thái dương, xuất hiện do có bất thường về số lượng hoặc các loại protein tau trong tế bào thần kinh. Những protein này được tìm thấy trong tất cả các tế bào thần kinh.
Trong bệnh Pick, protein tau thường tích tụ thành các khối hình cầu và được gọi là tế bào Pick (Pick bodies/Pick cells). Khi sự tích tụ hình thành ở các tế bào thần kinh của thùy trán và thái dương của não bộ sẽ khiến các tế bào chết đi. Từ đó, mô não co lại và dẫn đến các triệu chứng sa sút trí tuệ hay mất trí nhớ.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân do đâu mà các protein tau bất thường này lại hình thành. Tuy nhiên, họ đã tìm thấy một số gene bất thường liên quan đến bệnh Pick và các chứng sa sút trí tuệ khác. Căn bệnh này cũng được ghi nhận là có thể di truyền cho các thế hệ.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không có một xét nghiệm chẩn đoán riêng lẻ nào giúp bác sĩ chẩn đoán bạn có mắc bệnh Pick hay không. Bác sĩ sẽ cần xem xét bệnh sử, làm xét nghiệm hình ảnh đặc biệt và một số công cụ khác để giúp xác định bệnh.
Ví dụ, bác sĩ sẽ cần:
Kết quả từ xét nghiệm hình ảnh sẽ giúp bác sĩ nhìn được hình dạng của não bộ và những thay đổi xảy ra nếu có. Chúng cũng có thể giúp loại trừ những tình trạng khác cũng gây ra triệu chứng sa sút trí tuệ, chẳng hạn như khối u trong não hoặc đột quỵ.
Bạn cũng có khi được yêu cầu làm xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác gây mất trí nhớ. Ví dụ, thiếu hụt hormone tuyến giáp (suy giáp), thiếu vitamin B12 và giang mai là những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào được biết có thể làm chậm tiến triển của bệnh Pick. Bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc giúp giảm bớt triệu chứng bệnh, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần để điều trị những thay đổi về cảm xúc và hành vi.
Bác sĩ cũng kiểm tra và điều trị các vấn đề có thể làm cho triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như:
Tiên lượng cho người bệnh Pick thường không khả quan. Theo Đại học California, các triệu chứng thường tiến triển dần trong suốt khoảng 8–10 năm. Sau khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu, bạn có thể mất vài năm để được chẩn đoán đúng bệnh. Do đó, khoảng thời gian trung bình giữa lúc chẩn đoán đến khi tử vong là khoảng 5 năm.
Trong giai đoạn bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần nhận được chăm sóc 24/7. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động cơ bản như di chuyển, kiểm soát bàng quang, thậm chí là nuốt thức ăn. Cuối cùng, nguyên nhân dẫn đến tử vong thường là nhiễm trùng phổi, đường tiết niệu hay da.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!