Thường xảy ra ở những bệnh nặng, bất động và không thể ho. Viêm phổi là nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong sau đột quỵ.
Những lưu ý phòng viêm phổi
- Hít sặc có thể xảy ra do trào ngược hay ăn qua ống có kèm thức ăn/nước uống. Không thể tránh được hít sặc, nhưng có thể giảm nguy cơ viêm phổi.
- Các vi khuẩn ở vùng hầu họng là nhân tố chính góp phần tăng viêm phổi. Vệ sinh răng miệng có thể giảm thiểu vi khuẩn thường trú vùng răng miệng.
4. Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nằm bất động lâu. Để dễ chăm sóc và tránh biến chứng loét da, đặt sonde tiểu lưu đối với bệnh nhân không kiểm soát được tiểu.
5. Suy dinh dưỡng
Nguyên nhân: Rối loạn nuốt, có thể do tình trạng chuyển hóa sau tổn thương thần kinh, trì hoãn cung cấp đủ dinh dưỡng và nước khi chăm sóc đột quỵ cấp, không có khả năng tự ăn, dinh dưỡng kém trước khi bị đột quỵ.
Nếu ăn uống không đảm bảo, đặt sonde nuôi ăn càng sớm càng tốt. Bệnh nhân suy dinh dưỡng cần nuôi ăn qua sonde dạ dày lâu dài, có thể cân nhắc mở dạ dày ra da nuôi ăn.
6. Rối loạn chức năng ruột
Nguyên nhân: Không thể di chuyển vào nhà vệ sinh, không có khả năng nhận thức bị đầy, táo bón (người bệnh không hoạt động, không cung cấp đủ nước và thức ăn, rối loạn thần kinh ruột), tiêu chảy hay không tự chủ (nhiễm trùng, thuốc, cung cấp dinh dưỡng, u hay có tổn thương thành ruột).
Cho bệnh nhân ăn thức ăn nhuận trường làm mềm phân và tập phản xạ đi cầu.
7. Loét da
Xảy ra khoảng 20% bệnh nhân, gia tăng trong 4 tuần đầu sau đột quỵ.
Nguyên nhân: Bất động, loét do áp lực, dinh dưỡng kém, hôn mê, béo phì, tiêu tiểu không kiểm soát, co cứng nặng.
Phòng ngừa: Vận động sớm, thường xuyên xoay trở bệnh nhân, cho bệnh nhân nằm nệm hơi.
8. Té ngã
Té ngã thường gặp sau đột quỵ và có nguy cơ gãy xương cao.
Làm gì để tránh đột quỵ tái phát?
Đột quỵ chắc chắn sẽ quay lại. Tỷ lệ đột quỵ tái phát 25% trong 5 năm đầu tiên. Có thể tái phát rất sớm sau vài tuần hoặc vài tháng. Để phòng tránh đột quỵ tái phát, bệnh nhân cần:
1. Kiểm soát huyết áp

Huyết áp bình thường ở mức 120/80 mmHg và được gọi là cao khi lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Bệnh nhân bị cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 – 6 lần so với người có huyết áp bình thường.
Kiểm soát huyết áp bao gồm chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm stress và uống các thuốc thích hợp. Cần lưu ý rằng các thuốc huyết áp chỉ có tác dụng khi được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Cao huyết áp được kiểm soát tốt sẽ làm giảm 40% nguy cơ đột quỵ và tử vong gây ra do đột quỵ.
2. Kiểm soát bệnh tim
Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của tâm nhĩ trái. Ở bệnh nhân rung nhĩ, tâm nhĩ trái co bóp nhanh gấp 4 lần so với các buồng tim còn lại. Việc sử dụng các thuốc kiểm soát nhịp nhĩ và thuốc kháng đông lâu dài có thể giúp giảm bớt nguy cơ gây ra đột quỵ của rung nhĩ.
3. Kiểm soát đường huyết
Khi bệnh nhân có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc phải đột quỵ sẽ tăng gấp 3 lần.
Chế độ ăn phù hợp để tiết chế lượng đường trong máu và sử dụng các thuốc điều chỉnh đường huyết có thể giúp người bệnh hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.
4. Một số cách khác
Kiểm soát cholesterol máu, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu. Sử dụng rượu nồng độ cao là yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Khi uống rượu với lượng nhỏ, có lợi cho hệ thống tiêu hóa nhưng uống nhiều có thể gây tăng huyết áp.
Thay đổi lối sống
- Giảm căng thẳng: Chịu áp lực thường xuyên làm gia tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ. Do đó, cần giải tỏa bớt áp lực công việc, có cuộc sống lành mạnh bên người thân.
- Thay đổi chế độ ăn: Tránh ăn chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau quả và chất xơ.
- Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!