backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

4 bí quyết giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng khi điều trị Parkinson

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 03/07/2019

    4 bí quyết giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng khi điều trị Parkinson

    Khi điều trị Parkinson, nếu bạn chỉ dựa vào thuốc Tây đơn thuần thì vẫn chưa đủ để đẩy lùi bệnh. Vậy bạn nên làm gì để kiểm soát tốt các triệu chứng và sống khỏe mạnh?

    Đến nay, chưa có cách chữa điều trị Parkinson khỏi hoàn toàn. Mặc dù thuốc hay phẫu thuật kích thích não sâu có thể giúp cải thiện triệu chứng, nhưng không thể giải quyết tận gốc tình trạng thoái hóa của các tế bào sản sinh dopamine.

    Nhiều chuyên gia cho rằng, người bệnh không thể kiểm soát Parkinson hiệu quả nếu chỉ áp dụng một cách điều trị duy nhất. Để có tác dụng toàn diện khi điều trị Parkinson, bạn cần kết hợp song song thuốc Tây với các bí quyết giúp giảm triệu chứng sau đây.

    1. Chế độ ăn giảm triệu chứng bệnh Parkinson

    điều trị parkinson
    Các loại rau củ quả góp phần giảm triệu chứng run và co cứng cơ

    Với người bệnh Parkinson, việc ăn uống không đơn thuần chỉ để cung cấp các chất dinh dưỡng. Điều quan trọng chính là một chế độ ăn khoa học sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và đẩy lùi biến chứng của bệnh một cách hiệu quả.

    Thực phẩm giàu dopamine giúp giảm run

    Để giảm run và cứng cơ, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả tươi, sữa tách béo (tốt nhất là sữa hạt). Các thực phẩm giàu chất đạm như các loại đậu, thịt trắng (thịt gia cầm) cũng rất cần thiết để bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là dopamine tự nhiên cho não bộ.

    Cách ăn uống để tránh các vấn đề tiêu hóa

    Nếu gặp phải các vấn đề tiêu hóa như tình trạng khó nuốt, chậm tiêu, bạn nên bổ sung thêm các chất béo lành mạnh bằng cách ăn nhiều quả hạch (như óc chó, hạnh nhân), quả bơ, dầu thực vật… Một số loại rau đắng (khổ qua) và thức ăn cay sẽ kích thích nhu động ruột và làm tăng cảm giác thèm ăn.

    Hơn 50% người bệnh Parkinson bị táo bón, nhưng không quá khó để khắc phục tình trạng này nếu bạn bổ sung thật nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây, khoai lang, vừng đen, lá diếp cá… Ngoài ra, hãy chắc chắn bạn đã uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc, nước canh hay nước ép hoa quả.

    Đôi khi thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc điều trị. Chẳng hạn nếu uống Levodopa cùng một bữa ăn giàu đạm sẽ gây cản trở hấp thu thuốc vào máu, khiến hiệu quả điều trị giảm đi. Nhưng đừng quá lo lắng, bởi đơn giản là bạn chỉ cần uống thuốc trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn ít nhất 1 giờ, Levodopa sẽ được hấp thu trọn vẹn hơn.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

    2. Tập luyện mỗi ngày để cơ bắp linh hoạt hơn

    điều trị parkinson
    Thái Cực quyền vừa giúp cơ thể dẻo dai lại khiến tinh thần sảng khoái

    Bác sĩ Dean Sutherland, chuyên gia về bệnh Parkinson ở Sarasota, Florida, cho biết: “Tập thể dục là biện pháp rất quan trọng để làm tăng nồng độ dopamine tự nhiên trong não, giúp cải thiện triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp và táo bón mà bệnh Parkinson gây ra”. Hơn nữa, các bài tập cho người bệnh Parkinson còn giúp cơ thể giải phóng nhiều hormone vui vẻ endorphine giúp bạn cảm thấy phấn chấn và ngủ ngon hơn sau khi tập luyện.

    Trường hợp người bệnh có sức khỏe yếu, khả năng đi lại khó khăn hoặc mắc các bệnh xương khớp thì nên chú ý các bài tập duy trì phần thân trên. Các bài tập có thể áp dụng là đạp xe đạp trên không, đi bộ nhẹ nhàng, các bài tập với bóng…

    Bạn nên lựa chọn nơi tập thoáng khí, tránh trơn trượt, hãy khởi động kỹ và cố gắng duy trì tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

    3. Phương pháp trị liệu giúp cải thiện triệu chứng

    điều trị parkinson
    Người bệnh Parkinson nên đến trung tâm vật lý trị liệu để được hỗ trợ tập luyện

    Các phương pháp trị liệu sẽ tác động trực tiếp vào cơ mặt, cơ hàm, cơ tay, chân để cải thiện khả năng cầm nắm, ăn uống, nói năng và đi lại của người bệnh. Mỗi liệu pháp sẽ mang lại một tác dụng riêng cụ thể như:

    • Liệu pháp xoa bóp: Massage trị liệu giúp thư giãn cơ bắp, giảm tình trạng đau và co cứng cơ khớp do bệnh Parkinson gây ra.

    • Ca hát: Các nghiên cứu mới đây cho thấy việc ca hát có thể cải thiện âm lượng giọng nói và tinh thần của người bệnh Parkinson.

    • Ngôn ngữ trị liệu: Các bài tập này tác động trực tiếp vào cơ mặt, cơ hàm giúp cải thiện khả năng phát âm, khả năng diễn tả các cảm xúc tự nhiên. Đặc biệt, ngôn ngữ trị liệu còn cải thiện chức năng nuốt thức ăn và phòng tránh nguy cơ bị tắc, nghẹn trong khi ăn.

    • Tâm lý trị liệu: Người bệnh Parkinson hầu hết là người cao tuổi nên rất dễ trầm cảm và có suy nghĩ mình là người thừa trong gia đình. Do đó, mỗi thành viên trong gia đình nên cố gắng trở thành một bác sĩ tâm lý, thường xuyên trò chuyện, vui đùa và khích lệ tinh thần của người bệnh. Người thân nên khuyến khích người bệnh tham gia các câu lạc bộ người cao tuổi, các hoạt động tại địa phương để giúp họ vui vẻ và phấn chấn hơn.

    • Thủy trị liệu: Các bài tập trong hồ bơi có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ té ngã khi vận động trên cạn, đồng thời giảm được mặc cảm, tự ti khi có người xung quanh nhìn vào.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh run tay do Parkinson: Nếu bạn kiên trì điều trị sẽ đỡ! 

    4. Bổ sung tiền chất dinh dưỡng từ thảo dược

    điều trị parkinson
    Tiền chất dinh dưỡng từ thảo dược có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng Parkinson

    Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh sẽ làm chậm quá trình thoái hóa, lão hóa não bộ, từ đó ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh Parkinson.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt chất tự nhiên trong hai thảo dược Thiên ma, Câu đằng có vai trò tương tự như tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng, phục hồi các tế bào bị tổn thương. Đặc biệt, loại thảo dược này còn giúp các tế bào sản sinh dopamine trong não bộ. Từ đó người bệnh Parkinson có thể ngủ sâu hơn, tăng cường trí nhớ, cải thiện run tay chân, co cứng cơ, dần dần đi lại, cầm nắm dễ dàng và chính xác hơn.

    Từ kết quả của các nghiên cứu, Thiên ma và Câu đằng cùng một số thảo dược khác đã được ứng dụng thành công trong Vương Lão Kiện. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giảm run tay chân, cải thiện khả năng vận động và nâng cao sức khỏe cho người bệnh Parkinson.

    Khi phát hiện bệnh Parkinson ngay ở giai đoạn sớm, bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông Đ. B. Dương đã tìm hiểu rất kỹ về công dụng của Thiên ma, Câu đằng và quyết định sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện (*) cùng thuốc điều trị. Sau một thời gian, ông nhận thấy bệnh tình đã cải thiện đáng kể. Ông Dương vui mừng chia sẻ: “Uống Vương Lão Kiện, tôi thấy môi, miệng đã bớt run, răng đỡ lập cập, nói dễ dàng hơn. Hai tay giờ chỉ còn run một chút, cầm cốc nước uống không còn khó khăn như trước…”.

    Sống chung với bệnh Parkinson là một hành trình dài đầy khó khăn và thử thách. Nếu sử dụng thuốc đầy đủ kết hợp với những bí quyết đơn giản trong ăn uống và tập luyện, bạn sẽ sống khỏe mạnh và kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.

    (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Hoàng Trí HELLO BACSI 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 03/07/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo