Vật lý trị liệu trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm cơ bản là các bài tập để kéo căng và tăng cường sức mạnh của cơ hàm. Bên cạnh đó là biện pháp siêu âm, chườm nóng và chườm đá.
3. Tư vấn
Bác sĩ sẽ giải thích cho bạn hiểu một số hoạt động có thể làm trầm trọng thêm cơn đau ở hàm của bạn và giúp bạn có cách phòng tránh chúng. Ví dụ như nghiến răng, tựa vào cằm hoặc cắn móng tay.
4. Chế độ ăn uống

Ăn uống cũng là một phần quan trọng của phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm. Người bệnh nên:
- Thời gian đầu điều trị người bệnh nên chọn cách nấu ninh nhừ, xay sinh tố hay nấu cháo loãng.
- Cần bổ sung dinh dưỡng từ từ cho người bệnh, đồng thời luyện nhai dần dần, tăng độ cứng ở mức độ nhẹ theo thời gian.
- Khi bệnh dần ổn định, có thể cho sử dụng đồ uống đặc, thức ăn cứng hơn để nhanh chóng trở về cuộc sống ban đầu
- Nên lấy protein từ các loại rau xanh như đậu đỏ, đậu nành thay cho thịt cá.
- Bổ sung nhiều hơn các loại rau tốt cho tiêu hóa như cà rốt, cải bắp, rau ngót…
- Không nên cho bệnh nhân viêm khớp thái dương hàm ăn rau muống.
- Nguồn tinh bột chủ yếu người bệnh nên dùng là gạo trắng. Ở thời điểm này, cần tránh để người bệnh dùng các hạt nguyên cám ít năng lượng.
- Tránh dùng thực phẩm tanh và dễ gây phù nề, viêm nhiễm.
5. Chế độ sinh hoạt
- Người bệnh ngủ nghỉ, ăn uống đúng giờ và vệ sinh răng miệng trước, sau khi ăn theo chỉ dẫn.
- Tập động tác hỗ trợ nhằm tăng khả năng cử động cơ miệng dưới sự giám sát và hỗ trợ từ bác sĩ.
6. Châm cứu
Một chuyên gia được đào tạo về châm cứu sẽ điều trị chứng đau mạn tính bằng cách châm những chiếc kim mỏng như tóc vào những vị trí cụ thể trên cơ thể bạn.
Một nghiên cứu của Cássia Maria Grillo và cộng sự tiến hành vào năm 2014, với 40 bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm tham gia, chia đều vào 2 nhóm điều trị: dùng máng nhai và châm cứu. Sau 4 tuần điều trị, đánh giá mức độ đau và độ lớn khi mở miệng đều cải thiện ở cả 2 nhóm.
7. Kỹ thuật thư giãn
Trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm, việc làm chậm nhịp thở có ý thức và hít thở sâu, đều đặn có thể giúp thư giãn các cơ đang căng thẳng, từ đó có thể giảm đau.
8. Xoa bóp
Xoa bóp khu vực xung quanh khớp hàm để làm giảm sự căng cứng của cơ và tăng lưu thông máu đến khu vực này cũng là cách điều trị hiệu quả. Há miệng và chà xát các cơ quanh KTDH cho đến khi chúng hết co cứng. Ngậm miệng lại và lặp lại massage. Lặp lại các động tác massage nhiều lần trong ngày.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!