- Hải sản (đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, tôm, tôm hùm và cá mòi)
- Thịt đỏ và các loại nội tạng như gan, tim,…
- Thức ăn và đồ uống có hàm lượng fructose cao (từ siro ngô) và rượu (đặc biệt là bia, kể cả bia không cồn).

Bạn có thể xem thêm: Người bị bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi bệnh?
Vậy axit uric cao bao nhiêu thì bị gút?
Như đã trình bày, tăng axit uric máu là một trong các nguyên nhân gây bệnh gout. Tuy nhiên, không phải lúc nào axit trong máu tăng cũng dẫn đến gút. Bình thường, nồng độ axit uric máu nằm trong khoảng từ 3,5 đến 7,2 mg/dL. Nếu các xét nghiệm máu cho thấy nồng độ axit uric máu cao hơn mức bình thường, bác sĩ cần thêm một số chẩn đoán chuyên biệt để xác định gout.
Trong đó, một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh xương khớp như X quang, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT) được ứng dụng để quan sát hình ảnh của tinh thể urat trong khớp. Hoặc bác sĩ sẽ dùng kim hút dịch của các khớp đang bị sưng lên, quan sát dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urat. Trường hợp nồng độ axit uric máu cao nhưng không có các triệu chứng của bệnh gút thì không cần phải điều trị.
Biết nguyên nhân bệnh gout để kiểm soát, phòng ngừa hiệu quả
Hiểu rõ về nguyên nhân bệnh gout sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa căn bệnh này. Mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng tăng axit uric và gout không được kiểm soát tốt có thể khiến các khớp xương bị tổn thương vĩnh viễn. Để kiểm soát nồng độ axit uric máu và ngăn ngừa cơn đau do gout, cần có một kế hoạch quản lý bệnh lâu dài. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc làm tan tinh thể urat, kiểm soát nồng độ axit uric và ngăn ngừa cơn gút cấp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!