Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Rối loạn chức năng sàn chậu mô tả tình trạng các cơ sàn chậu không còn khả năng co và giãn hợp lý để tạo ra nhu động ruột như bình thường.
Sàn chậu là một nhóm các cơ nằm dưới cùng vùng xương chậu. Các cơ này hỗ trợ cho các cơ quan trong khung chậu, một số cơ còn tạo thành vòng đai quanh trực tràng và âm đạo.
Các cơ quan trong sàn chậu bao gồm bàng quang, tử cung (nữ giới), tuyến tiền liệt (nam giới) và trực tràng. Nhờ vào các hoạt động co, giãn nhịp nhàng của các cơ sàn chậu, chuyển động từ ruột xuống bàng quang mới thuận lợi.
Những người bị rối loạn này thường có quá trình co thắt các cơ này mạnh hơn so với lúc giãn ra. Do đó, nhu động ruột gặp nhiều khó khăn và gây ra tình trạng són tiểu (tiểu không kiểm soát) hay són phân (đại tiện không tự chủ).
Các triệu chứng rối loạn chức năng sàn chậu có thể bao gồm:
Một số trường hợp, người bệnh đi khám về tình trạng bàng quang tăng hoạt và bác sĩ nhận thấy nguyên nhân chính là do rối loạn chức năng sàn chậu.
Nếu bạn gặp phải tình trạng đau ruột, khó tiểu hay đại tiện, đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Một khối u bất thường ở dưới vùng chậu cũng là lý do mà bạn nên đến gặp bác sĩ, cho dù chúng có thể không phải là vấn đề gì nghiêm trọng.
Hầu hết trường hợp, nguyên nhân gây bệnh không được tìm thấy. Chấn thương vùng chậu (trong một tai nạn) và các biến chứng sau khi sinh tự nhiên có thể góp phần gây ra rối loạn chức năng các cơ này.
Một số trường hợp bị rối loạn do những hành động lặp đi lặp lại gây căng thẳng đến các cơ sàn chậu khiến chúng không còn phối hợp hoạt động chính xác.
Các nguyên nhân khác có khả năng làm suy yếu các cơ sàn chậu hoặc làm rách các mô liên kết gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng và hỏi chi tiết về tiền sử bệnh, sau đó thực hiện các bài kiểm tra sức khỏe để kiểm tra vị trí co thắt cơ.
Để kiểm tra mức độ điều khiển cơ sàn chậu và tình trạng co thắt của các cơ này, bác sĩ có thể dùng một thiết bị được gọi là perineometer đưa vào trong trực tràng hay âm đạo.
Một phương pháp ít xâm lấn hơn là dán các điện cực ở đáy chậu, khu vực ở giữa bìu và hậu môn (nam) hay giữa âm đạo và hậu môn (nữ) để ghi nhận quá trình co, giãn các cơ sàn chậu.
Rối loạn này thường được điều trị thành công mà không cần phẫu thuật. Các phương pháp điều trị gồm:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!