Tai nạn giao thông hay những cú ngã từ trên cao xuống có thể làm bạn trật khớp háng, gây đau đớn dữ dội và cần cấp cứu khẩn cấp. Chấn thương này sẽ làm cho chân của bạn bị bất động cho đến khi được chữa khỏi. Do đó, điều trị là cần thiết để tránh biến chứng và nhanh chóng lấy lại khả năng vận động của chân.
Vậy nếu bị trật khớp háng phải làm sao mới hiệu quả và bao lâu thì khỏi? Hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi nhé!
Tìm hiểu chung
Trật khớp háng là gì?
Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Thông thường nhất, hông trái sẽ bị ảnh hưởng. Khớp háng là dạng khớp chỏm cầu, có kích thước lớn nhất, lại được các cột xương chậu chống đỡ và nằm sâu trong cơ thể nên rất bền vững. Do đó, bạn phải chịu một lực tác động cực mạnh gây chấn thương nặng mớí dẫn đến trật khớp háng.
Phân loại trật khớp háng
Có 5 loại trật khớp háng, gồm:
- Trật khớp háng kiểu chậu: trật lên trên, ra sau (chiếm khoảng 85%)
- Trật khớp háng kiểu mu: trật lên trên, ra trước
- Trật khớp háng kiểu ngồi: trật xuống dưới, ra sau
- Trật khớp háng kiểu bịt: trật xuống dưới, ra trước
Về cấp độ, có 4 cấp độ trật khớp háng:
- Cấp 1: trật khớp vững (sau khi nắn không còn trật lại)
- Cấp 2: trật khớp kèm vỡ một phần chỏm hoặc một phần ổ cối, nhưng sau khi nắn: khớp vững
- Cấp 3: chấn thương như độ 2 nhưng khớp không vững, bị trật lại
- Cấp 4: trật khớp kèm gãy cổ xương đùi
Đối với trật cấp độ 3 và 4, bạn bắt buộc phải được điều trị phẫu thuât.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng trật khớp háng là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng trật khớp háng bao gồm:
- Đi lại khó khăn;
- Đi khập khiễng;
- Đau đầu gối;
- Đau hông, hông trở nên cứng, khó di chuyển;
- Bên chân bị đau có thể bị xoay ra ngoài và nhìn ngắn hơn chân còn lại;
- Cơn đau có thể xảy ra ở hông nhưng đôi khi cũng có thể thấy đau ở háng, đùi hoặc đầu gối. Cơn đau sẽ tệ hơn nếu chạy, nhảy hoặc vặn mình;
- Nếu trật khớp háng xảy ra sau khi ngã hoặc bị thương thì sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, tương tự như khi bị gãy chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Trật khớp háng là một tình trạng cấp cứu nên đừng cố gắng di chuyển bệnh nhân mà hãy gọi xe cấp cứu ngay. Đồng thời có thể giữ ấm cho họ bằng chăn ấm. Ngoài ra, bạn nến đến gặp bác sĩ ngay khi:
- Nghe thấy âm thanh lộp cộp hoặc răng rắc ở bất kỳ phần nào của xương hông.
- Đau hông hoặc đau ở háng
- Không thể dồn trọng lượng lên hông. Đặc biệt là khi khó đi lại bình thường.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra trật khớp háng?
Trật khớp háng có thể là bẩm sinh hoặc do chấn thương hay tai nạn gây ra. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến trật khớp háng bao gồm:
Chấn thương dây chằng ở khớp háng
Các dây chằng khớp háng có thể bị tổn thương do tai nạn xe cộ hoặc thường gặp ở các vận động viên mở rộng biên độ chuyển động ở hông quá mức.
Loạn sản xương hông
Đây là tình trạng chỏm cầu ở ổ khớp háng trở nên lỏng lẻo dẫn đến trượt khớp ổ khớp. Các loạn sản xương hông bao gồm:
Loạn sản khớp háng (DDH) bẩm sinh.
Chứng loạn sản xương hông ở người lớn khi viêm khớp phát triển hoặc xảy ra chấn thương trật khớp háng.
Hội chứng di truyền
Một số hội chứng như hội chứng Down hay Ehlers-Danlos sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cơ thể làm cho loạn sản xương hông hay trật khớp háng dễ xảy ra hơn.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải trật khớp háng?
Trật khớp háng xảy ra chủ yếu ở trẻ vị thành niên có độ tuổi trung bình từ 11 đến 15 tuổi. Bệnh trật khớp háng chiếm chưa đến 5% số ca về vấn đề trật khớp với tỷ lệ cứ 6 người mắc phải thì 5 nam mới có 1 nữ bị mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trật khớp háng?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cao mắc trật khớp háng bao gồm:
- Mắc bệnh béo phì;
- Sử dụng thuốc, dược phẩm (chẳng hạn như steroid);
- Có những vấn đề về tuyến giáp;
- Đã từng điều trị bức xạ;
- Có những vấn đề về xương liên quan đến bệnh thận.
Chẩn đoán và điều trị
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trật khớp háng?
Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và khám tổng quát cho trẻ. Bác sĩ sẽ xoay hông của trẻ và kiểm tra độ nhạy cảm. Bác sĩ cũng sẽ chụp X-quang khung xương chậu và vùng đùi từ nhiều góc khác nhau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cho trẻ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị trật khớp háng?
Nắn kín
Đây là phương pháp được chỉ định càng sớm càng tốt để đưa khớp xương trở lại vị trí cũ.
Điều trị không phẫu thuật
Nếu nắn kín thành công và không có hiện tượng gãy vỡ xương, bác sĩ sẽ chỉ định bạn các biện pháp điều trị bảo tồn tiếp theo. Trong giai đoạn này bạn có thể cần mang nạng để chân được nghỉ ngơi (trong từ 6-10 tuần). Sau thời gian hồi phục, bạn có thể dần bắt đầu lại các hoạt động bình thường bao gồm cả chơi thể thao.
Điều trị phẫu thuật
Điều trị trật khớp bằng phương pháp phẫu thuật nhằm ổn định xương bằng ghim hoặc đinh vít và giúp ngăn chặn khớp hông bị trượt hoặc di chuyển ra khỏi vị trí. Điều này chỉ thường được chỉ định khi nắn kín không hiệu quả hoặc trật khớp đi kèm với gãy xương.
Biến chứng
Trật khớp háng có thể dẫn đến những biến chứng nào?
Trật khớp háng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu kéo dài và có gãy xương xảy ra:
- Tổn thương dây thần kinh tọa gây yếu chân, cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân.
- Hoại tử xương do mạch máu bị rách không đủ máu nuôi dẫn đến chết xương. Từ đó phá hủy khớp háng và dẫn đến viêm khớp.
- Viêm khớp xảy ra do hỏng lớp sụn bảo vệ xương khớp, cuối cùng có thể cần phải phẫu thuật để thay khớp háng.
Bạn có thể xem thêm: Viêm bao hoạt dịch khớp háng
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của trật khớp háng?
Nếu bị trật khớp háng, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:
- Đảm bảo được hướng dẫn cách sử dụng nạng;
- Theo dõi triệu chứng của bệnh bắt đầu ở hông bên kia;
- Gọi bác sĩ nếu cảm thấy đau ở hông hoặc đầu gối;
- Khuyến khích duy trì cân nặng hợp lý. Đặc biệt là trẻ em bị thừa cân có nguy cơ bị trật khớp háng cao hơn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-bmi]