backup og meta

Bong gân mắt cá chân: Điều trị hiệu quả như thế nào?

Bong gân mắt cá chân: Điều trị hiệu quả như thế nào?

Đôi khi chỉ một vài hoạt động bình thường hằng ngày cũng có thể khiến bạn bị bong gân mắt cá chân vô cùng đau đớn. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn sẽ cần chú ý một số vấn đề được liệt kê dưới đây.

Bạn bị trật mắt cá chân và vùng bị thương trở nên sưng tấy? Bạn nghi ngờ rằng mình bị bong gân vùng mắt cá chân? Đây là tình trạng rất thường gặp, hiểu biết về tình trạng này sẽ giúp bạn xử lý kịp thời và điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin thì đây là bài viết dành cho bạn.

Bong gân mắt cá chân là gì?

Tình trạng này còn được gọi là lật sơ mi, trẹo mắt cá chân,..

Trong một số trường hợp, khi vận động, di chuyển, xoay cổ chân, bạn có thể bị bong gân. Nguyên nhân là do các động tác này gây kéo căng hoặc làm rách những dây chằng có nhiệm vụ kết nối các xương ở mắt cá chân lại với nhau. 

Khi bong gân, vùng quanh mắt cá sẽ ngay lập tức bị đau với mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng chấn thương. Ở trường hợp nhẹ, bạn vẫn có khả năng di chuyển, đi lại được. Nếu nặng, mắt cá chân có thể bị biến dạng, ngăn cản những cử động chân đơn giản.

Các giai đoạn điều trị bong gân mắt cá chân

Các giai đoạn điều trị bong gân mắt cá chân

Hầu hết tất cả các trường hợp bong gân mắt cá chân (từ nhẹ đến nặng) đều được điều trị theo một quá trình gồm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Điều trị và chăm sóc nhằm mục đích giảm sưng và bảo vệ mắt cá chân bị thương. Phương pháp điều trị chính trong giai đoạn này là nghỉ ngơi.
  • Giai đoạn 2: Các phương pháp điều trị hướng đến mục tiêu tăng tính linh hoạt và cải thiện phạm vi chuyển động.
  • Giai đoạn 3: Dần dần đưa người bệnh về với nhịp sống hàng ngày của mình trước đây. Tình trạng trật mắt cá chân dần thuyên giảm và khỏi hẳn.

Bạn có thể điều trị tại nhà trong trường hợp nhẹ hoặc cần đến các cơ sở y tế trong trường hợp nghiêm trọng.

Chăm sóc tình trạng bong gân tại nhà

Chăm sóc tình trạng bong gân mắt cá chân tại nhà

Đối với dạng bong gân mắt cá chân nhẹ, tình trạng có thể được cải thiện bằng các phương pháp đơn giản, chẳng hạn như RICE (Rest, Ice, Compression, Elevation)

  • Nghỉ ngơi: Bạn có thể nghỉ ngơi tại giường, không nên di chuyển hoặc làm bất cứ hoạt động gì ảnh hưởng đến chỗ trật mắt cá chân. Điều này sẽ giúp ngăn tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm lạnh: Bạn có thể áp một túi đá lên vùng bị thương từ 15-20 phút mỗi 2 – 3 giờ để giảm sưng và đau. Tuy nhiên, hãy nhớ dùng một chiếc khăn sạch đặt lên vùng da bị thương trước khi để túi đá lên để tránh bị bỏng lạnh.
  • Băng ép: Bạn có thể sử dụng băng thun quấn quanh mắt cá chân để giúp giảm sưng. Chú ý không quấn quá chặt vì sẽ khiến máu không thể lưu thông bình thường vào vùng bị ảnh hưởng.
  • Nâng cao mắt cá chân: Khi nằm, bạn hãy kê cổ chân cao hơn tim trong vòng 48 giờ đầu sau khi bị thương để giảm sưng.

Tuy nhiên, RICE là một phương pháp điều trị bảo tồn chưa được nghiên cứu chặt chẽ và hiệu quả của sự kết hợp này còn nhiều nghi vấn. Có rất ít bằng chứng khoa học về hiệu quả của chúng trong việc giảm các triệu chứng liên quan đến bong gân mắt cá chân cấp tính, ngoại trừ phương pháp chườm lạnh nếu được kết hợp với liệu pháp tập thể dục .

Vì vậy, khi bị trật chân sưng mắt cá chân, bạn vẫn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Điều trị bong gân mắt cá chân

Cách chữa bong gân mắt cá chân không phẫu thuật

cách chữa bong gân mắt cá chân

Dùng nạng và nẹp 

Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng nạng hoặc nẹp nếu gặp khó khăn khi di chuyển.

Hỗ trợ chức năng

Việc sử dụng nẹp hoặc băng làm giảm nguy cơ tái phát và bong gân mắt cá chân lần đầu, đặc biệt ở những người chơi thể thao. Kinesiotape cũng có có hiệu quả đáng kể trong điều trị và phòng ngừa tình trạng này. Việc sử dụng nẹp hoặc băng dựa trên thực tế khả năng sử dụng và chi phí. Các tác dụng không mong muốn liên quan đến sử dụng băng hoặc nẹp hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên, sử dụng nẹp mắt cá chân hoặc băng lại không cho thấy bất kỳ tác dụng có lợi nào ở những bệnh nhân thường bị tái phát bong gân mắt cá chân hoặc những người có chức năng mắt cá chân không ổn định. 

Khuyến cáo: Dù vẫn còn hạn chế bằng chứng về tác động có lợi, cả băng và nẹp đều có vai trò trong việc ngăn ngừa bong gân mắt cá chân tái phát. Không có sự khác biệt trong phòng ngừa bong gân tái phát giữa các các loại băng và nẹp. Lựa chọn cách sử dụng nên tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn.

Bó bột 

Trong trường hợp bong gân nghiêm trọng, bạn có thể cần phải bó bột để cố định mắt cá chân.

Bó bột ở cẳng chân 4 tuần sau kém hiệu quả hơn so với các phương pháp hỗ trợ và tập thể dục với thời gian 4–6 tuần.

Cố định bằng thạch cao hoặc giá đỡ cứng một thời gian ngắn (<10 ngày) hiệu quả hơn trong điều trị bong gân mắt cá chân vì nó giảm đau và phù nề, đồng thời cải thiện kết quả chức năng mắt cá chân.

Khuyến cáo: Sử dụng hỗ trợ chức năng và liệu pháp tập thể dục được ưu tiên hơn phương pháp bất động. Nếu áp dụng biện pháp bất động để điều trị đau hoặc phù nề thì tối đa là 10 ngày, sau đó bắt đầu điều trị chức năng.

Dùng thuốc giảm đau 

Trong hầu hết các trường hợp, thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau do tình trạng này gây ra.

Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng việc sử dụng NSAID uống hoặc bôi ngoài da giúp giảm đau trong thời gian ngắn (<14 ngày) mà không làm tăng đáng kể nguy cơ bất lợi so với giả dược. NSAID chọn lọc không thua kém NSAID không chọn lọc về hiệu quả giảm đau.

Diclofenac cho thấy khả năng giảm đau vượt trội ở ngày 1 và ngày 2 so với piroxicam và ibuprofen trong quá trình vận động ở những bệnh nhân bị bong gân mắt cá chân cấp tính từ nhẹ đến nặng, với tỷ lệ biến chứng bất lợi bằng nhau.

Mặc dù liều lượng khác nhau, paracetamol hiệu quả giảm đau ngang với sử dụng NSAID. 

Vật lý trị liệu 

Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp bạn ngăn ngừa cứng khớp, tăng cường sức mạnh của mắt cá chân và khôi phục khả năng vận động vùng cổ chân.

Điều trị bong gân bằng phẫu thuật

Trước đây, điều trị phẫu thuật cho chấn thương bong gân mắt cá chân được sử dụng rộng rãi cho đến khi điều trị bảo tồn được công nhận mang lại hiệu quả tương đương. 

Phẫu thuật vượt trội trong việc giảm tần suất tái phát, giảm nguy cơ của viêm xương khớp. Tình trạng bong gân dễ tái phát do độ lỏng lẻo của dây chằng. Sự lỏng lẻo này được giải quyết trong quá trình phẫu thuật. Do đó, có thể đề xuất rằng phẫu thuật giúp ngăn ngừa bong gân mắt cá chân tái phát. 

Với các vận động viên chuyên nghiệp, điều trị phẫu thuật có thể được ưu tiên hơn vì đảm bảo chữa khỏi dứt điểm nhanh hơn.

Tuy nhiên, 60% –70% tình trạng bong gân mắt cá chân cho hiệu quả tốt khi áp dụng các chương trình điều trị không phẫu thuật, giúp tránh tiếp xúc không cần thiết với điều trị xâm lấn (quá mức) và nguy cơ biến chứng không cần thiết, giảm chi phí.

Khuyến cáo: Mặc dù kết quả lâm sàng của phẫu thuật tốt với cả chấn thương mạn tính và cấp tính, điều trị bảo tồn vẫn được ưu tiên. Tuy vậy, điều trị phải được thực hiện trên quyết định của bệnh nhân.

Bong gân mắt cá chân bao lâu thì khỏi?

Bong gân mắt cá chân bao lâu thì khỏi?

Kết quả điều trị bong gân mắt cá chân nhìn chung tương đối tốt. Hầu hết bệnh nhân đều có thể trở lại cuộc sống bình thường sau một thời gian điều trị. Để phục hồi nhanh hơn, bạn có thể thử thực hiện các bài tập phục hồi chức năng phù hợp.

Với phương pháp điều trị không phẫu thuật, tình trạng nhẹ có thể được cải thiện trong vòng 2 tuần; nặng hơn thường mất thời gian từ 6-12 tuần để hồi phục.

Nếu cần phải phẫu thuật, người bệnh có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để chân trở về trạng thái bình thường.

Các yếu tố tiên lượng

Sau khi bị bong gân mắt cá chân cấp tính, cơn đau giảm nhanh chóng trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi bị thương. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cho biết tình trạng đau kéo dài. Theo dõi 1–4 năm sau chấn thương, 5% –46% bệnh nhân vẫn bị đau, 3% –34% bệnh nhân bị tái phát và 33% –55% bệnh nhân cho biết mắt cá chân không ổn định.

Mắt cá chân là khu vực dễ bị tổn thương vì phải chịu tải trọng của cả cơ thể và giúp bạn di chuyển trong các hoạt động thể dục thể thao. Nếu bị trật mắt cá chân, tốt hơn hết bạn hãy điều trị kịp thời để hạn chế khả năng cần phẫu thuật. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ cơ xương khớp hoặc vật lý trị liệu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất với mình.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bleakley C, McDonough S, MacAuley D. The use of ice in the treatment of acute softtissue injury: a systematic review of randomized controlled trials. Am J Sports Med 2004;32:251–61 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14754753/ Ngày truy cập: 30/08/2021 

van den Bekerom MP, Struijs PA, Blankevoort L, et al. What is the evidence for rest, ice, compression, and elevation therapy in the treatment of ankle sprains in adults? J Athl Train 2012;47:435–43 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3396304/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Coté DJ, Prentice WE, Hooker DN, et al. Comparison of three treatment procedures for minimizing ankle sprain swelling. Phys Ther 1988;68:1072–6. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3133668/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Bleakley CM, McDonough SM, MacAuley DC, et al. Cryotherapy for acute ankle sprains: a randomised controlled study of two differenticing protocols. Br J Sports Med 2006;40:700–5 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16611722/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Bleakley CM, O’Connor SR, Tully MA, et al. Effect of accelerated rehabilitation on function after ankle sprain: randomised controlled trial. BMJ 2010;340:c1964 https://www.bmj.com/content/340/bmj.c1964 Ngày truy cập: 30/08/2021

Airaksinen O, Kolari PJ, Miettinen H. Elastic bandages and intermittent pneumatic compression for treatment of acute ankle sprains. Arch Phys Med Rehabil 1990;71:380–3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2334279/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Tsang KK, Hertel J, Denegar CR. Volume decreases after elevation and intermittent compression of postacute ankle sprains are negated by gravity-dependent positioning. J Athl Train 2003;38:320–4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14737214/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Kerkhoffs GM, Struijs PA, Marti RK, et al. Different functional treatment strategies for acute lateral ankle ligament injuries in adults. The Cochrane database of systematic reviews 2002;3:CD002938 https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD002938.pub2/full Ngày truy cập: 30/08/2021

Wilson B, Bialocerkowski A. The Effects of Kinesiotape Applied to the Lateral Aspect of the Ankle: Relevance to Ankle Sprains – A Systematic Review. PLoS One 2015;10:e0124214. https://www.semanticscholar.org/paper/The-Effects-of-Kinesiotape-Applied-to-the-Lateral-%E2%80%93-Wilson-Bialocerkowski/6c527f84e247f3dafab58700ff1184893f8e219c Ngày truy cập: 30/08/2021

Handoll HH, Rowe BH, Quinn KM, et al. Interventions for preventing ankle ligament injuries https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11686947/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Kerkhoffs GM, Rowe BH, Assendelft WJ, et al. Immobilisation and functional treatment for acute lateral ankle ligament injuries in adults. The Cochrane database of systematic reviews 2002;3:CD003762. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12137710/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Verhagen EALM, Bay K. Optimising ankle sprain prevention: a critical review and practical appraisal of the literature. Br J Sports Med 2010;44:1082–8. https://bjsm.bmj.com/content/44/15/1082 Ngày truy cập: 30/08/2021

Naeem M, Rahimnajjad MK, Rahimnajjad NA, et al. Assessment of functional treatment versus plaster of Paris in the treatment of grade 1 and 2 lateral ankle sprains. J Orthop Traumatol 2015;16:41–6. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24671488/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Uslu M, Inanmaz ME, Ozsahin M, et al. Cohesive taping and short-leg casting in acute low-type ankle sprains in physically active patients. J Am Podiatr Med Assoc 2015;105:307–12. https://www.semanticscholar.org/paper/Cohesive-taping-and-short-leg-casting-in-acute-in-Uslu-Inanmaz/89b5c23a9171e594656da1047c4a6340b8b52171 Ngày truy cập: 30/08/2021

Prado MP, Mendes AA, Amodio DT, et al. A comparative, prospective, and randomized study of two conservative treatment protocols for first-episode lateral ankle ligament injuries. Foot Ankle Int 2014;35:201–6. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24419825/ Ngày truy cập: 30/08/2021

van den Bekerom MPJ, Sjer A, Somford MP, et al. Non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) for treating acute ankle sprains in adults: benefits outweigh adverse events. Knee Surgery, Sports Traumatology, Arthroscopy 2015;23:2390–9 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24474583/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Serinken M, Eken C, Elicabuk H. Topical Ketoprofen versus placebo in treatment of acute ankle sprain in the emergency department. Foot Ankle Int 2016;37:989–93. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27198132/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Ekman EF, Fiechtner JJ, Levy S, et al. Efficacy of celecoxib versus ibuprofen in the treatment of acute pain: a multicenter, double-blind, randomized controlled trial in acute ankle sprain. Am J Orthop 2002;31:445–51 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12216965/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Petrella R, Ekman EF, Schuller R, et al. Efficacy of celecoxib, a COX-2-specific inhibitor, and naproxen in the management of acute ankle sprain: results of a double-blind, randomized controlled trial. Clin J Sport Med 2004;14:225–31. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15273528/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Cardenas-Estrada E, Oliveira LG, Abad HL, et al. Efficacy and safety of celecoxib in the treatment of acute pain due to ankle sprain in a Latin American and Middle Eastern population. J Int Med Res 2009;37:1937–51. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20146894/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Bahamonde LA, Saavedra H. Comparison of the analgesic and anti-inflammatory effects of diclofenac potassium versus piroxicam versus placebo in ankle sprain patients. J Int Med Res 1990;18:104–11. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2111251/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Morán M. An observer-blind comparison of diclofenac potassium, piroxicam and placebo in the treatment of ankle sprains. Curr Med Res Opin 1990;12:268–74 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2127562/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Dalton JD, Schweinle JE. Randomized controlled noninferiority trial to compare extended release acetaminophen and ibuprofen for the treatment of ankle sprains. Ann Emerg Med 2006;48:615–23. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17052565/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Lyrtzis C, Natsis K, Papadopoulos C, et al. Efficacy of paracetamol versus diclofenac for Grade II ankle sprains. Foot Ankle Int 2011;32:571–5. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21733417/ Ngày truy cập: 30/08/2021

van Ochten JM, van Middelkoop M, Meuffels D, et al. Chronic Complaints After Ankle Sprains: A Systematic Review on Effectiveness of Treatments. Journal of Orthopaedic & Sports Physical Therapy 2014;44 862–23. https://www.jospt.org/doi/full/10.2519/jospt.2014.5221 Ngày truy cập: 30/08/2021

Petersen W, Rembitzki IV, Koppenburg AG, et al. Treatment of acute ankle ligament injuries: a systematic review. Arch Orthop Trauma Surg 2013;133:1129–41 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3718986/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Han LH, Zhang CY, Liu B, et al. A Meta-analysis of treatment methods for acute ankle sprain. Pakistan Journal of Medical Sciences 2012;28:895–9. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK116012/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Struijs PA, Kerkhoffs GM. Ankle sprain. BMJ Clin Evid 2010;2010. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2907605/ Ngày truy cập: 30/08/2021

van Rijn RM, van Os AG, Bernsen RM, et al. What is the clinical course of acute ankle sprains? A systematic literature review. Am J Med 2008;121:324–31 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18374692/ Ngày truy cập: 30/08/2021

van Middelkoop M, van Rijn RM, Verhaar JA, et al. Re-sprains during the first 3 months after initial ankle sprain are related to incomplete recovery: an observational study. J Physiother 2012;58:181–8 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22884185/ Ngày truy cập: 30/08/2021

Phiên bản hiện tại

14/09/2021

Tác giả: Đăng Khương

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Top 4 Bệnh viện, Phòng khám Cơ xương khớp uy tín tại Hà Nội

Bong gân cổ chân


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh

Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa


Tác giả: Đăng Khương · Ngày cập nhật: 14/09/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo