backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Dấu hiệu đứt gân ngón tay và các chấn thương thường gặp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 05/04/2021

    Dấu hiệu đứt gân ngón tay và các chấn thương thường gặp

    Chúng ta đều dùng tay trong hầu hết các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, không có gì khó hiểu khi chấn thương ở tay và tình trạng gặp phải các dấu hiệu đứt gân ngón tay diễn ra khá phổ biến.

    Những dấu hiệu đứt gân ngón tay bạn cần biết

    Ngón tay rất dễ bị tổn thương. Ngón tay là nơi có nhiều đầu mút dây thần kinh hơn hẳn những bộ phận khác của cơ thể. Những chấn thương ở ngón tay, đặc biệt là khi đứt gân ngón tay có thể dễ dàng gây tổn thương đến các dây thần kinh này. Các dấu hiệu đứt gân ngón tay thường gặp như:

  • Một vết đứt tay nhẹ có thể chỉ ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài hoặc những thứ nằm ngay dưới da như mạch máu, thần kinh và gân;
  • Rách da thì gần giống như đứt tay nhưng nặng hơn, nó có thể làm một phần da hay mô mềm đứt lìa;
  • Đoạn chi, mô mềm bị cắt lìa hoàn toàn khỏi ngón tay cũng là dấu hiệu đứt gân ngón tay thường gặp nhất;
  • Nứt hoặc gãy xương ngón tay thường đi liền với tổn thương gân, dây chằng, móng tay và các mô mềm khác;
  • Trật khớp ngón tay là chấn thương của khớp khiến xương bị rời ra khỏi vị trí giao với xương khác. Dây chằng xung quanh thường bị kéo giãn và tổn thương thậm chí là không thể phục hồi sau khi xương đã trở về vị trí bình thường;
  • Bong gân là tổn thương dây chằng. Nó có thể bị rách do bị kéo giãn hay do lực mạnh tác động vào, làm khớp không còn ổn định và dẫn đến những chấn thương sau này;
  • Tác động mạnh vô ngón tay cũng có thể gây nên dấu hiệu đứt gân ngón tay. Tổn thương gân có thể là tổn thương cả sợi gân hoặc cũng có thể là tổn thương màng gân. Gân có thể bị rách tại vị trí gắn với xương;
  • Tổn thương thần kinh sẽ làm giảm cảm thụ của ngón tay. Tổn thương thần kinh có thể gây tê một bên ngón tay, tại vùng mà thần kinh đó chi phối.
  • dấu hiệu đứt gân ngón tay

    Những chấn thương khác thường gặp ở ngón tay

    Ngoài các dấu hiệu đứt gân ngón tay phổ biến vừa đề cập ở trên, tay và ngón tay cũng có thể chịu những bất thường ảnh hưởng đến gân và khớp.

    Một số bất thường về gân khớp như chứng ngón tay cò súng hay hội chứng De Quervain. Những bất thường này là do chức năng gân ngón tay bị tổn thương.

    • Chứng ngón tay cò súng khiến ngón tay bạn cong lại. Nếu bạn cố gắng duỗi thẳng ngón tay, nó sẽ bị cong ngược lại trước khi có thể duỗi ra được. Nó khiến bạn không vận động được nhiều do ngón tay sẽ mắc kẹt ở một tư thế khi bạn cố gắng duỗi ra. Nguyên nhân là do gân bị sưng và không thể điều khiển được ngón tay.
    • Hội chứng De Quervain ảnh hưởng lên gân mặt ngoài của ngón cái. Nó gây đau ở cổ tay khi bạn xoay cổ tay hay cố gắng cầm nắm vật gì đó. Nguyên nhân của hội chứng này được cho là do viêm gân bao hoạt dịch, nhưng chưa được khẳng định chính xác. Cử động lặp đi lặp lại có thể làm đau nhiều hơn.
    • Tình trạng sưng phù ở ngón tay rất phổ biến. Đôi khi là do nhiệt độ. Ở nhiệt độ cao, mạch máu có thể phì đại và tiết nhiều dịch hơn vào trong mô mềm gây ra tình trạng phù. Một số tình trạng như hội chứng ống cổ tay hay viêm khớp xương có thể gây ra tình trạng này kèm đau, cứng, sưng và tê ngón tay. Một nguyên nhân thường gặp là hạch nang, là một túi dịch ở ngón tay. Khác với những dấu hiệu đứt gân ngón tay, tình trạng này thường lành tính mặc dù có thể tái phát sau điều trị.

    điều trị đứt gân ngón tay

    Chẩn đoán và điều trị cho những chấn thương và rối loạn ở ngón tay

    Khi bị chấn thương và gặp phải những dấu hiệu đứt gân ngón tay, bạn cần khám về tầm vận động và độ nhạy để kiểm tra xem gân, dây chằng hay thần kinh có bị tổn thương không. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang để kiểm tra xem xương có bị tổn thương không.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến phương pháp sử dụng tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV để điều trị dứt điểm các cơn đau do dấu hiệu đứt gân ngón tay gây ra. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chữa trị cho bạn bằng cách sử dụng tia laser có khả năng thâm nhập sâu vào khu vực mô tổn thương bên trong, giúp tái tạo tế bào và tăng khả năng tự chữa lành vết thương.

    phòng chống dấu hiệu đứt gân ngón tay

    Điều trị những dấu hiệu đứt gân ngón tay và các chấn thương khác ở tay có thể chỉ đơn giản như băng bó, nẹp hay bó bột trong những trường hợp gãy xương để cố định xương gãy. Nếu tổn thương ngón tay quá nặng, có thể cần phải đoạn chi. Tình trạng mất cảm giác ở đầu ngón tay khá phổ biến và có thể kéo dài nhiều tháng. Đôi khi xúc giác bị yếu đi. Và trong một số trường hợp, sau quá trình điều trị có thể dẫn đến biến dạng và cứng khớp ngón tay.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 05/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo