backup og meta

Gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu thì lành?

Gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu thì lành?

Hiện nay có hai phương pháp điều trị gãy xương đòn là điều trị bảo tồn bằng đeo đai số 8 và phẫu thuật. Trong đó, đai số 8 là phương pháp được ưu tiên lựa chọn vì hiệu quả tốt, không đau và không để lại sẹo như mổ. Việc biết được chính xác gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu thì lành sẽ giúp cho người bệnh chủ động hơn trong các hoạt động và công việc hàng ngày.

Xương đòn, hay còn gọi là xương quai xanh, là một trong hai xương nối ngực với vai, xuất phát từ đỉnh trên xương ức tới xương bả vai. Tình trạng gãy xương đòn phổ biến ở 5% người trưởng thành.

Việc phục hồi nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi tác, cơ địa cũng như sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Vì vậy, chính xác gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu cũng thay đổi ở từng trường hợp.

Điều trị gãy xương đòn bằng đai đeo số 8 như thế nào?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần xương đòn bị gãy có thể lành nhanh chóng khi sử dụng đeo đai số 8. Đai này cố định vai và cánh tay, giúp phần xương bị gãy mau lành. Đây là lựa chọn điều trị nhẹ nhàng cho bệnh nhân bị gãy xương đòn không có biến chứng, không muốn hoặc không thể phẫu thuật.

Dù có nhiều ưu điểm nhưng đeo đai số 8 thường mang lại cảm giác không thoải mái, khó mặc cho người mới sử dụng. Đây cũng là lý do mà nhiều người quan tâm đến chuyện gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu. Bên cạnh đó, nếu điều trị không tốt thì xương đòn có thể không lành lại được, hoặc phần xương gãy bị nhô lên đâm vào các bộ phận xung quanh. Một vài trường hợp can xương mới bị mọc lệch nên vai ngắn lại, xương nhô cao mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, việc đeo đai số 8 có thể gây ra các vấn đề về da và gây mùi khó chịu nếu không được tháo ra để vệ sinh thường xuyên.

Trong suốt quá trình đeo đai số 8, bệnh nhân cần đi khám sau một tuần đầu tiên và theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi xem kết quả có đạt không, liệu mảnh xương có đâm qua da hay có nguy cơ chọc vào bó thần kinh, mạch máu hoặc phổi không. Nếu có nguy cơ gặp biến chứng thì cần phải mổ.

gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu thì lành?

Những lưu ý khi sử dụng đai đeo số 8:

  • Tư thế chính xác vô cùng quan trọng trong việc chữa lành chấn thương xương đòn. Sử dụng đai sai tư thế có thể mang lại một số rủi ro như: tư thế xấu, đau đầu, đau lưng trên, đau cổ vai gáy, mệt mỏi.
  • Đối với trẻ em, việc đeo đai số 8 không phù hợp có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương và khiến xương phát triển sai lệch nên cần thăm khám và tư vấn kĩ càng từ bác sĩ.

Trong những tuần đầu tiên đeo đai số 8, bạn nên:

  • Tiếp tục cử động ngón tay, bàn tay và khuỷu tay.
  • Khi đỡ đau, bạn có thể bắt đầu cử động nhẹ khớp vai một chút để tránh khớp bị cứng.
  • Tránh nâng cánh tay cao hơn vai.
  • Tránh lao động nặng, tập thể thao mạnh bạo hoặc nâng bất cứ vật gì nặng hơn 2,3 kg.
  • Thực hiện một số các bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa chứng cứng khuỷu tay và vai, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng vật lý trị liệu nếu cần thiết. Tuy nhiên rất hiếm khi người bị gãy xương đòn cần phải vật lý trị liệu vì xương liền rất nhanh.
  • Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng đau và sưng vùng xương gãy trở nên nghiêm trọng hơn.

Gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu thì lành?

Đeo đai số 8 gãy xương đòn quan trọng nhất là cần có sự tư vấn của các bác sĩ để xác định loại đai phù hợp kích cỡ. Nếu sử dụng loại đai không phù hợp, các đầu xương bị gãy có thể không liền lại với nhau, điều này gây ra tình trạng không liên kết và tạo thành khối u quanh vị trí gãy xương. Ngoài ra, xương lành lại đôi khi ngắn hơn xương đòn bị tổn thương, điều này có thể dẫn đến đau xương đòn và các vấn đề chuyển động trong tương lai.

Gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu không giống nhau giữa mỗi người. Bệnh nhân cần phải đeo đai số 8 cho đến khi xương đòn bị gãy có can xương, trung bình khoảng 4 – 8 tuần. Điều này được các bác sĩ xác định thông qua chụp X – quang.

Nhìn chung xương đòn bị gãy rất dễ lành. Điều này là do xương đòn có màng xương dày (lớp ngoài của xương) và nằm ở trên lồng ngực nên được cung cấp lượng máu lớn. Màng xương giống như một ống tay áo để giữ các mảnh xương cố định lại. Vì vậy, gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu sẽ không quá dài. Bạn nên kiên nhẫn để sớm hồi phục, tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc khiến cho việc điều trị bảo tồn bằng đai số 8 trở nên vô nghĩa.

gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi

Sau khi tháo đai, xương vẫn cần một khoảng thời gian nữa để thực sự lành hẳn. Thời gian phục hồi hoàn toàn gãy xương đòn ở mỗi độ tuổi là khác nhau: trẻ em dưới 8 tuổi khoảng 4-5 tuần, thanh thiếu niên là 6-8 tuần. Tuy nhiên, người trưởng thành có thể cần 10 – 12 tuần để chữa lành, thậm chí lâu hơn đối với người lớn tuổi bị thoái hóa xương khớp. Nhìn chung, hầu hết các trường hợp gãy xương đòn ở người lớn sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 4 tháng.

Bên cạnh đó, xương đòn bị gãy thành nhiều mảnh lành lâu hơn so với gãy ít mảnh. 

Có thể bạn quan tâm: Người bị gãy xương đòn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chữa lành vết gãy?

Những lưu ý khi sau khi tháo đai đeo số 8

Sau khi tìm hiểu gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu, bạn cũng nên quan tâm đến sau khi tháo đai thì cần lưu ý những gì để hồi phục tốt hơn. Gồm có:

  • Chuyển động vai nhẹ nhàng có thể bắt đầu ngay sau khi tháo đeo đai số 8.
  • Bạn có thể tham gia các môn thể thao như bơi lội ngay khi thấy thoải mái và không còn bị đau. Tuy nhiên, nên tránh các môn thể thao tiếp xúc trong vòng 6 tuần sau khi tháo đai ra, vì chúng có thể khiến xương đòn bị gãy trở lại.
  • Sau khi xương đòn bị gãy lành lại, một số trường hợp sẽ xuất hiện một cục u nổi lên chỗ xương đòn do can xương mọc lệch. Tuy nhiên, nếu vết sưng này không làm đau hoặc gây ra các vấn đề khác với cánh tay hoặc vai thì không cần lo lắng.

gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu và những lưu ý sau khi tháo đai

Hãy đến bác sĩ tái khám lại nếu:

  • Đau tại vị trí gãy xương mà không cải thiện sau 3 tuần.
  • Ngứa ran dai dẳng hoặc cảm giác thay đổi ở cánh tay hoặc bàn tay.
  • Cứng vai hoặc khuỷu tay.

Phòng ngừa gãy xương đòn

Việc phòng ngừa tái phát cũng quan trọng không kém “gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu”. Vì xương gãy nhiều lần, nguy cơ biến chứng cũng sẽ cao hơn. Bạn nên:

  • Sử dụng các dụng cụ bảo hộ được khuyến nghị khi chơi thể thao, đề cao tính an toàn khi sinh hoạt thể thao.
  • Luôn tìm hiểu phương pháp khởi động đúng cho từng môn thể thao trước khi muốn tham gia, kéo dãn cơ một cách từ từ, không làm những động tác quá đột ngột, quá mạnh và quá biên độ.
  • Trang bị cho mình dụng cụ thể thao thích hợp, đạt chuẩn chất lượng.
  • Giữ cho mình một chế độ luyện tập cường độ vừa phải, không quá nặng để xây dựng một hệ cơ thể dẻo dai, linh hoạt.
  • Thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau xanh, thực phẩm giàu canxi và các vitamin.
  • Hạn chế hoặc ngưng chất có hại cho cơ thể như thuốc lá, rượu bia quá liều lượng. Để tránh gây hại cho hệ cơ xương.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được vấn đề gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu thì lành. Việc đeo đai số 8 để điều trị gãy xương đòn cần phải theo dõi thường xuyên nhằm đảm bảo xương lành đúng tiến độ và xử trí ngay khi có nguy cơ biến chứng. Vì vậy, bạn nên trao đổi cùng bác sĩ để có lộ trình chữa trị phù hợp.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Broken Collarbone (Clavicle Fracture). https://kidshealth.org/en/teens/clavicle-fracture.html. Ngày truy cập: 10/09/2021

Clavicle Fractures. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/clavicle-fractures. Ngày truy cập: 10/09/2021

Fracture care: clavicle (collar bone). https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Fracture_care_clavicle_collar_bone/. Ngày truy cập: 10/09/2021

Broken collarbone. https://www.nhs.uk/conditions/broken-collarbone/. Ngày truy cập: 10/09/2021

Broken Collarbone (Clavicle Fracture). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16874-broken-collarbone-clavicle-fracture. Ngày truy cập: 10/09/2021

Phiên bản hiện tại

06/12/2021

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

Người bị gãy xương nên ăn gì mau lành, kiêng ăn gì?

Gãy xương vùng chậu


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh

Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 06/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo