“Bị gãy xương đòn nên ăn gì và kiêng gì” là thắc mắc của những người đang gặp phải tình trạng này. Nên ăn gì để vết gãy nhanh chóng được chữa lành và gãy xương đòn kiêng gì để không làm ảnh hưởng tiêu cực đến vết xương đang bị gãy?
Gãy xương đòn hay còn gọi là gãy xương quai xanh – là một xương giữa cổ và vai, phần chạy theo chiều ngang giữa đỉnh xương ức và xương bả vai. Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống để phần xương đòn bị gãy này sẽ mau lành, giảm đau nhức. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu gãy xương đòn vai nên ăn gì và kiêng gì trong bài viết này nhé!
Người bị gãy xương đòn nên ăn gì? 10 loại thực phẩm nên bổ sung
Xương đòn rất cần được chữa lành và xây dựng lại sau khi bị gãy. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và giàu chất dinh dưỡng quan trọng có thể thúc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Những tiến bộ mới trong nghiên cứu y học đang khám phá ra những dưỡng chất giúp xương bị gãy có thể được phục hồi một cách nhanh chóng. Vậy, người bị gãy xương đòn nên ăn gì?
1. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Tại sao sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là những loại thực phẩm tốt nhất để giúp tăng cường làm lành xương đòn bị gãy? Lý do đơn giản là vì hầu hết các sản phẩm từ sữa đều là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào. Đây là 2 trong số các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để xây dựng khung xương chắc khỏe và phát triển.
Bị gãy xương đòn nên ăn gì thì đừng bỏ qua việc uống sữa và bổ sung các sản phẩm từ sữa để thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết gãy nhé.
2. Sữa đậu nành
Mặc dù sữa rất cần thiết trong việc duy trì xương chắc khỏe và chữa gãy xương đòn, nhưng nếu bạn không dung nạp lactose hoặc ăn chay trường thì có thể thay thế sữa bằng sữa đậu nành.
Sữa đậu nành tăng cường là nguồn cung cấp canxi dồi dào và không có đường lactose. Sữa đậu nành không có cholesterol và ít chất béo bão hòa tự nhiên. Sữa đậu nành cũng là một nguồn cung cấp protein và kali dồi dào, rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung.
3. Ớt chuông
Ớt chuông ngọt, đặc biệt là ớt đỏ là một trong những loại thực phẩm rất giàu vitamin C. Vitamin C thúc đẩy việc hình thành collagen trong cơ thể, giúp xây dựng lại khớp chắc khỏe. Theo nghiên cứu, ½ chén ớt chuông có chứa hàm lượng vitamin C cao hơn cả một quả cam. Vitamin C cũng gián tiếp kích thích các tế bào tạo xương và tăng cường tác dụng của vitamin D đối với quá trình chuyển hóa xương.
4. Cá ngừ
Trong khi canxi là thành phần của xương thì vitamin D đóng vai trò như chất vận chuyển canxi từ máu đưa vào xương. Vì vậy, bên cạnh tăng cường thực phẩm giàu canxi cần phải bổ sung vitamin D song song.
Một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên tuyệt vời đó chính là cá ngừ. Thêm các món ăn với cá ngừ vào chế độ ăn uống hàng ngày là việc làm rất cần thiết giúp sửa chữa phần xương đòn đang bị gãy.
5. Cá hồi
Một loại thực phẩm giàu vitamin D và axit béo omega 3 khác mà người bị gãy xương đòn cũng nên bổ sung đó chính là cá hồi. Bên cạnh đó, cá hồi còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen trong cơ thể, góp phần giúp sửa chữa xương đòn đang bị gãy.
Vì vậy, để trả lời cho vấn đề bị gãy xương đòn nên ăn gì thì cá hồi là câu trả lời lý tưởng nhất.
6. Hạt bí ngô
Hạt bí ngô là nguồn cung cấp magie dồi dào, một loại khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tốt hơn, góp phần vào việc xây dựng sức mạnh và độ vững chắc của xương. Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn đang cố gắng chữa lành vết gãy xương đòn. Bạn có thể rắc hạt bí ngô rang vào món salad, súp hoặc để dùng như một món ăn vặt.
7. Các loại hạt khác
Một số các loại hạt khác như hạnh nhân, óc chó, hạt điều cũng là một nguồn chất béo lành mạnh và vô cùng cần thiết khi cơ thể đang cố gắng phục hồi sau chấn thương bị gãy xương đòn. Ngoài ra, các loại hạt này cũng rất giàu vitamin E, một khoáng chất có lợi cho cấu trúc và sự phát triển của xương.
8. Trứng
Bị gãy xương đòn nên ăn gì thì đừng quên đưa trứng vào thực đơn nhé! Trứng được biết đến như một nguồn cung cấp protein chất lượng. Ngoài ra, trong trứng cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin B, magie, canxi và vitamin D. Dù hàm lượng nhỏ nhưng đủ để hỗ trợ xương đòn mau lành.
Hơn thế nữa, trứng rất rẻ, dễ chế biến và dễ ăn. Vì vậy, đây cũng là lựa chọn thông minh cho những người đang quan tâm bị gãy xương đòn nên ăn gì.
9. Các loại thịt
Gần một nửa cấu trúc xương được xây dựng từ protein. Cơ thể cần protein để tạo xương mới và thúc đẩy phục hồi sau khi bị gãy xương đòn. Thịt là một trong những nguồn cung cấp protein tốt nhất. Điều quan trọng là phải nạp đủ nhưng không quá nhiều protein sẽ tốt cho sức khỏe của xương và sức khỏe tổng thể.
Nhiều người lớn tuổi không có đủ protein trong chế độ ăn uống và có thể gây hại cho xương, khiến xương dễ gãy và lâu lành. Tuy nhiên, chế độ ăn giàu protein bao gồm nhiều khẩu phần thịt và protein trong mỗi bữa ăn cũng có thể khiến cơ thể mất canxi. Bạn có thể cần bù đắp sự mất mát này bằng cách bổ sung đủ canxi theo nhu cầu của cơ thể.
10. Các loại rau lá xanh
Rau xanh là thực phẩm cuối cùng để trả lời cho câu hỏi bị gãy xương đòn nên ăn gì.
Trong đó, cải xoăn, xà lách và một số loại rau lá xanh đậm đều là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào. Vitamin này tạo điều kiện cho hoạt động liên kết canxi trong quá trình hình thành xương, góp phần giúp cơ thể sử dụng canxi đúng cách để tái tạo xương. Bên cạnh đó, chúng cũng cung cấp một lượng lớn vitamin C, canxi, kali, sắt, magie và kẽm rất cần thiết cho cơ thể.
Bị gãy xương đòn nên kiêng gì?
Ngoài việc tìm hiểu bị gãy xương đòn nên ăn gì thì nhiều người cũng quan tâm vấn đề ngược lại là gãy xương đòn nên kiêng gì? Nếu có một số loại thực phẩm thúc đẩy quá trình chữa lành xương, thì cũng có một số khác sẽ cản trở quá trình đó.
Nhiều thực phẩm được biết đến như những kẻ phá hủy xương thầm lặng, cản trở khả năng hấp thụ canxi và vitamin của cơ thể. Trong một số trường hợp, chúng có thể khiến cơ thể rút chất dinh dưỡng từ xương và ngăn cản quá trình xương đòn gãy làm lành. Vậy, người bị gãy xương đòn nên kiêng gì?
1. Rượu
Rượu và một số đồ uống có cồn sẽ làm chậm quá trình liền xương. Cơ thể sẽ không xây dựng xương đòn mới nhanh chóng để cố định chỗ gãy. Uống quá nhiều rượu cũng có thể khiến bạn đứng không vững, dễ bị té ngã và có nguy cơ bị thương và gãy xương nặng hơn.
2. Thức uống chứa caffein
Các loại thức uống chứa nhiều caffeine như cà phê, trà và nước ngọt có thể làm giảm hấp thụ canxi và chậm quá trình lành xương, góp phần gây mất xương. Vì vậy, hãy sử dụng những thức uống này một cách vừa phải.
3. Muối
Ăn thực phẩm có nhiều muối (natri) khiến cơ thể tăng đào thải canxi theo đường tiểu, và có thể dẫn đến gãy xương, xương gãy khó chữa lành. Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể bằng cách giảm thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp và kiểm soát lượng muối trong khi nấu nướng hàng ngày.
Cố gắng hạn chế lượng muối ở dưới mức 2.300 mg natri mỗi ngày.
4. Thuốc lá
Những bệnh nhân hút thuốc có thời gian chữa lành bệnh trung bình lâu hơn nhiều so với những người không hút thuốc. Hút thuốc làm thay đổi lưu lượng máu đến xương và ngăn cản lưu lượng máu đó cung cấp các chất dinh dưỡng và tế bào cần thiết để cho phép xương lành lại.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề: “Người bị gãy xương đòn nên ăn gì và kiêng gì?”. Hãy duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều sữa, cá, trái cây và rau quả, để cơ thể nhận được đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không nhận được đủ hàm lượng canxi và vitamin D cần thiết từ thực phẩm để giúp chữa lành xương bị gãy, bạn có thể cần phải bổ sung bằng các loại vitamin tổng hợp hoặc thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.
[embed-health-tool-bmi]