backup og meta

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả

Đau thần kinh tọa gây ra các biến chứng vô cùng tồi tệ, làm teo cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ, thậm chí liệt suốt đời. Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, bạn sẽ biết đâu là phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Đau thần kinh tọa là các cơn đau gây ra khi thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, đi từ tủy sống đến hông và xuống mặt sau của cẳng chân. Đặc trưng của đau thần kinh tọa là đau nhức tại cột sống thắt lưng và lan xuống mặt sau mông đùi, khoeo chân và gót chân.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân gây đau thần kinh tọa phổ biến:

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa

1. Trị đau dây thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu

Mục tiêu của phương pháp trị đau thần kinh tọa bằng bài tập vật lý trị liệu này là sử dụng các động tác tập luyện để giảm áp lực lên các dây thần kinh. Từ đó giảm hẳn các triệu chứng và các cơn đau do bệnh gây ra.

Các kỹ thuật trị liệu bằng tay hay kéo giãn cơ bằng thiết bị có thể làm giảm áp lực lên dây thần kinh tọa do những rối loạn chức năng khớp hông, co thắt cơ bắp… gây ra. Bên cạnh đó, việc tăng sức mạnh của cột sống, các dây chằng và cơ bắp hỗ trợ cũng giúp giảm đau thần kinh tọa.

Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giữ cho cột sống luôn thẳng đúng tư thế, từ đó giảm nguy cơ tái phát đau thần kinh tọa trong tương lai.

Vật lý trị liệu trị đau dây thần kinh tọa

2. Điều trị bằng thuốc

Thuốc trị đau dây thần kinh tọa có thể bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: paracetamol, NSAID. Những loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê toa tùy từng trường hợp. Chúng có thể phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc giảm tiết acid để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc giảm đau cực mạnh như thuốc morphin cho các trường hợp nặng
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Các thuốc vitamin nhóm B

3. Tiêm cột sống trị đau dây thần kinh tọa

Ngoài các thuốc chữa đau dây thần kinh tọa dùng bằng đường uống, thuốc tiêm corticosteroid cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa. Do thuốc có tác dụng giảm đau thông qua khả năng ức chế tình trạng viêm xung quanh dây thần kinh bị kích thích. 

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc corticosteroid vào khu vực xung quanh rễ thần kinh để khắc phục các triệu chứng ở bệnh nhân. Sau khi tiêm, hiệu quả giảm đau chỉ có thể duy trì trong khoảng thời gian ngắn, thường là 3 tháng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc trước khi chỉ định cho bạn tiêm nhắc lại, bởi vì nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

4. Điều trị hỗ trợ

Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giúp làm giảm đau thần kinh tọa, đặc biệt trong giai đoạn đầu.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng khăn sạch quấn một túi đá lạnh đặt lên vùng bị đau khoảng 20 phút/lần và chườm vài lần trong ngày. Với biện pháp chườm nóng, ban nên áp dụng sau hai đến ba ngày cho khu vực bị tổn thương. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi ở cài đặt thấp nhất.

Nếu bị đau liên tục, bạn có thể sử dụng xen kẻ hai loại này. Nhưng tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy các cơn đau không thuyên giảm.

Bác sĩ trị đau dây thần kinh tọa

5. Trị đau dây thần kinh tọa bằng liệu pháp thay thế

Phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học (biofeedback) là một phương pháp giúp kiểm soát các chỉ số hoạt động trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp và sự căng cơ. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một máy giúp cung cấp những thông tin phản ánh cách cơ thể phản ứng với các kích thích bên ngoài.

Từ đó, người bệnh có thể tìm cách để kiểm soát có ý thức các chức năng này. Liệu pháp phản hồi sinh học thường được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dây thần kinh tọa do căng thẳng hay tình trạng liên quan đến căng thẳng.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa sử dụng các cây kim dài, mảnh đâm vào các huyệt. Huyệt đạo thường nằm dọc theo các đường kinh lạc, giúp dẫn khí lưu thông trong cơ thể. Theo quan niệm Đông y, khi mất cân bằng hoặc tắc nghẽn dòng chảy của khí sẽ gây ra các cơn đau. Khi đó, châm cứu giúp loại bỏ những tắc nghẽn này và khôi phục lại sự cân bằng.

Cũng có giả thuyết cho rằng việc châm vào các huyệt đạo trên cơ thể giúp kích thích hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến cho não bộ giải phóng những chất làm thay đổi cảm giác đau.

Điều trị phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sau khi điều trị dây thần kinh tọa bằng phương pháp nội khoa, thay thế thất bại hoặc cho những trường hợp bị chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ.

Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Phẫu thuật này được chỉ định sau khi điều trị giảm đau 3 tháng không kết quả. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn.
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.

Đau dây thần kinh tọa dù không lấy đi tính mạng hay tuổi thọ của người bệnh nhưng những di chứng của nó thì rất đáng sợ, và thường xảy ra với những người điều trị muộn. Vì vậy, đừng ngần ngại thăm khám sớm để được chỉ định cách trị đau dây thần kinh tọa phù hợp với bản thân mình, bạn nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sciatica. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12792-sciatica. Ngày truy cập 28/11/2021

Sciatica. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/diagnosis-treatment/drc-20377441. Ngày truy cập 28/11/2021

Sciatica. https://www.nhs.uk/conditions/sciatica/. Ngày truy cập 28/11/2021

Sciatica. https://www.healthdirect.gov.au/sciatica. Ngày truy cập 28/11/2021

Diagnosis and treatment of sciatica. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1895638/. Ngày truy cập 28/11/2021

Phiên bản hiện tại

02/12/2021

Tác giả: Võ Châu Khoa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Bả vai đau nhức không giơ lên cao được - dấu hiệu không nên bỏ qua

Top 4 phòng khám cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Võ Châu Khoa · Ngày cập nhật: 02/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo