Đau cổ (sái cổ) là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá nhé!
Đau cổ (sái cổ) là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá nhé!
Đau cổ hay còn gọi là sái cổ là tình trạng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ hoặc vùng quanh cổ. Tình trạng này xảy ra khi các đốt sống (xương sống), đĩa đệm giữa các đốt sống và mô mềm chẳng hạn như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương. sái cổ là hiện tượng khá phổ biến và thường không để lại biến chứng gì.
Các triệu chứng bị đau cổ bao gồm gặp khó khăn khi nhìn sang hai bên, lái xe và đọc sách. Đôi khi, bệnh gây đau làm bạn không ngủ được. Đau cổ cũng có thể dẫn tới đau đầu, khi kéo dài nhiều tháng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bạn.
Các dấu hiệu và triệu chứng bị đau cổ bao gồm:
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
Hiếm khi, đau cổ là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám sớm nếu cơn đau cổ của bạn kèm theo tê hoặc mất sức ở cánh tay hoặc bàn tay hoặc nếu bạn bị đau vai hoặc xuống cánh tay.
Cơ cổ có thể bị căng do tư thế sai trong thời gian dai, chẳng hạn như nghiêng người trước máy tính hay khom lưng trên bàn làm việc quá lau. Viêm xương khớp cũng là một nguyên nhân phổ biến của đau cổ.
Cổ của bạn linh hoạt và chịu sức nặng của đầu, vì vậy nó có thể dễ bị chấn thương và các tình trạng gây đau và hạn chế chuyển động. Các nguyên nhân chính khiến cổ bị đau nhức hay bị sái cổ bao gồm:
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đau nhức cổ, bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi cổ bị đau nhức, bạn cần đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Bạn có thể được yêu cầu chụp MRI nếu bác sĩ cần hình ảnh rõ ràng về các cấu trúc mô mềm ở cổ, chẳng hạn như đĩa đệm, dây thần kinh và cơ hoặc dây chằng bao quanh. Chụp CT khá hữu ích trong trường hợp nghi ngờ gãy xương. Bạn có thể được làm điện cơ ký (EMG) nếu bác sĩ nghi ngờ có áp lực đè lên dây thần kinh gây yếu cơ, đau, tê hay cảm giác châm chích ở tay.
Việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng đau cổ. Với chấn thương, bác sĩ có thể đề nghị chườm đá lên vùng bị thương trong 2 đến 3 ngày và sau đó chườm nóng hoặc tắm nước ấm. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau.
Bạn cũng cần nghỉ ngơi trong thời gian ngắn hoặc sử dụng nẹp cổ mềm nếu bệnh nặng hơn. Bác sĩ cũng có thể tiêm steroid hoặc lidocaion để làm giảm các cơn đau. Ngoài ra, còn có những phương pháp khác như điều trị nhiệt sâu, kéo cổ và các bài tập vật lý trị liệu…có thể giúp bạn trong việc điều trị bệnh đau cổ.
Hầu hết các cơn đau cổ liên quan đến tư thế sai kết hợp với sự hao mòn do tuổi tác. Để giúp ngăn ngừa đau cổ, hãy giữ đầu của bạn tập trung vào cột sống. Một số thay đổi đơn giản trong thói quen hàng ngày của bạn có thể hữu ích. Cân nhắc cố gắng:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!