Khi nhắc đến vỏ tôm, một trong những thắc mắc phổ biến nhất là ‘vỏ tôm có canxi không và có nên ăn vỏ tôm hay không’.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem trong vỏ tôm có những chất gì, vỏ tôm có canxi không và liệu có nên ăn vỏ tôm hay không? Mời bạn đọc tiếp phần sau đây!
Vỏ tôm có canxi không?
Trong một nghiên cứu về việc làm thế nào để tận dụng được hàm lượng chitin trong vỏ tôm, các chuyên gia phát hiện ra rằng trong vỏ tôm không chứa hoặc chứa một lượng canxi không đáng kể.
Tuy nhiên, điều quan trọng là trong vỏ tôm chứa hơn 30% hàm lượng calcium carbonate (CaCO3), một loại hợp chất có nhiều trong vỏ trứng gà (nhưng chúng ta không ăn vỏ trứng gà). Vậy nên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi là có nên ăn vỏ tôm để bổ sung canxi hay không.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Gadjah Mada – UGM vào năm 2023, tiến hành phân tích và tìm cách tận dụng lượng calcium carbonate (CaCO3) có trong vỏ tôm để điều trị bệnh suy thận mạn tính cho bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu này sau khi được thử nghiệm trên chuột bạch cho thấy, khi cho chúng ăn một loại bột được bào chế từ vỏ tôm thì lượng urê, creatinine, photphat, và hormone tuyến cận giáp trong máu giảm; đồng thời hàm lượng canxi trong máu của chúng thì tăng.
Ăn vỏ tôm có chất gì, có tác dụng gì và có tốt không?
Mặc dù vỏ tôm không chứa canxi nhưng giàu protein và các khoáng chất khác. Do đó, nếu bạn không bị dị ứng hải sản, dị ứng tôm hay bị dị ứng với vỏ tôm thì bạn có thể ăn vỏ tôm để tận dụng một số hợp chất từ vỏ tôm như: protein, chitin, photpho…
Về mặt y khoa, chitin được xem là một loại chất xơ không hòa tan tự nhiên một loại Polysaccharide thường liên kết với protein, lipid, canxi, sắc tố…, được tìm thấy trong các loại nấm và các loại động vật giáp xác như tôm, cua…. Nó có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch giống như phản ứng dị ứng. Quá trình tiêu hóa chitin cần một loại enzyme gọi là chitinase có tính axit của động vật có vú, được sản xuất bởi các tế bào trong dạ dày. Men này được tạo ra từ phản ứng miễn dịch do việc tiêu thụ chitin mang lại lợi ích cho sức khỏe, cải thiện quá trình tiêu hóa tổng thể, giúp tiêu hóa chitin. Người ta cũng phát hiện những người ăn chitin nhưng không thể phân hủy nó có phản ứng miễn dịch mạnh nhất, tăng cân ít nhất và có ít mỡ nhất trong cơ thể. Đây có thể là mục tiêu điều trị tiềm năng cho bệnh béo phì hoặc các bệnh chuyển hóa khác.
Ngoài ra, việc ứng dụng tạo ra chất chitosan từ chitin trong vỏ tôm còn hạn chế quá trình xâm nhập của chất béo vào mạch máu. Đặc biệt, với những người thừa cân béo phì, chitosan có tác dụng ức chế sự hấp thu chất béo, nhờ đó tạo cảm giác no và ức chế những cơn thèm ăn.
Nhìn chung, thắc mắc có nên ăn vỏ tôm không hay ăn vỏ tôm có tác dụng gì không thì câu trả lời là tùy vào cơ địa cũng như là thói quen ăn uống của từng người.
Một số trường hợp đặc biệt mà bạn không nên ăn tôm hoặc là khi:
- Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu
- Ngứa ran trong miệng hay cổ họng, khò khè, ho dai dẳng
- Đau bụng, tiêu chảy, co thắt dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa, chậm tiêu
- Phát ban (nổi mề đay), ngứa da sưng tấy (phù mạch)
- Ăn hải sản bị sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Kết luận
Tóm lại, tôm là một thực phẩm giàu protein nạc, chất béo lành mạnh, canxi, các vitamin và khoáng chất khác. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho đến hiện tại thì vỏ tôm không chứa canxi mà chỉ chứa một hợp chất liên quan đến canxi đó là canxi carbonate (CaCO3). Do đó, việc bạn có muốn ăn vỏ tôm hay không sẽ tùy thuộc vào sở thích ăn uống, thói quen và thể trạng của bạn. Mặc dù vỏ tôm không chứa canxi nhưng có chứa một số các chất tốt khác như chitin và chitosan…
[embed-health-tool-bmr]