backup og meta

Sá sùng: Món quà sức khỏe từ biển cả

Sá sùng: Món quà sức khỏe từ biển cả

Sá sùng không chỉ là nguyên liệu làm nên các món ăn ngon mà còn là một dược liệu quý hiếm với giá cả đắt đỏ. Vậy sinh vật này có gì đặc biệt, có tác dụng gì, cách chế biến ra sao?

Sá sùng là món ăn độc đáo, đem đến rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể hơn về những công dụng đặc biệt của sinh vật này nhé.

Sá sùng là gì?

Sá sùng còn được biết với những tên gọi khác như: địa sâm, sâu đất, giun biển,… Sinh vật này có vẻ ngoài tương tự như con giun đất nhưng kích thước cơ thể lớn hơn và thường sống ở những khu vực vùng cát ven biển. 

Sá sùng có chiều dài trung bình khoảng từ 5 – 10cm. Con nào mập mạp hơn sẽ có khi dài đến 15 – 40cm. Sá sùng được xem là một đặc sản nổi tiếng ở các vùng biển. Nó khá quý hiếm vì khó kiếm lại đem đến nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. 

Hãy đọc thêm: 5 tác dụng tuyệt vời của con tôm tít và cách ăn đúng chuẩn

Hàm lượng dinh dưỡng của sá sùng

Trong sá sùng chứa rất nhiều thành phần tốt cho cơ thể chúng ta, cụ thể là:

Nhiều loại nguyên tố như: sắt, canxi, kẽm, mangan,…

  • Hơn 18 loại axit amin, trong đó có các loại quan trọng không thể thay thế như: glycine, glutamine, succinic,…
  • Không chỉ vậy, sá sùng còn giàu chất xơ, nước, các loại vitamin A, B1, B6, B12,… Vì vậy, sá sùng rất tốt cho sức khỏe nhất là với: trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi,…

Lợi ích của sá sùng với sức khỏe

sá sùng có tác dụng gì

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, sá sùng đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Giúp bổ máu, bổ huyết.
  • Hỗ trợ tăng cân, tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp hỗ trợ điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
  • Có tác dụng bổ thận tráng dương, cải thiện chức năng sinh lý cho cả nam và nữ. Bên cạnh đó, sá sùng còn giúp hỗ trợ điều trị tình trạng yếu sinh lý, xuất tinh sớm,…
  • Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó kích thích ăn uống ngon miệng hơn và tăng khả năng hấp thụ thức ăn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Ngoài ra, khi bạn kết hợp sá sùng với những món ăn còn giúp kích thích sự thèm ăn ở trẻ tốt hơn.
  • Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn kéo dài, các triệu chứng ho khan, ho cảm, ho có đờm.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về răng hàm mặt như: đau răng, lợi sưng đau, chảy máu chân răng.
  • Sá sùng còn giúp làm giảm các triệu chứng như ra mồ hôi đêm, đau thắt ngực, thiếu sữa sau khi sinh, hạn chế tình trạng trầm cảm sau sinh con ở phụ nữ,…
  • Sá sùng rất tốt cho những người mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh, hay tiểu đêm nhiều, tiểu són.

Hãy đọc thêm: Ăn hải sản thế nào mới tốt cho sức khỏe?

Cách dùng sá sùng 

Sá sùng ứng dụng trong ẩm thực

sá sùng trong ẩm thực

Khi nấu ăn, bạn có thể thay thế bột ngọt bằng sá sùng sẽ giúp nước dùng nấu canh, phở, cháo,… trở nên ngọt thanh hơn lại tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, sá sùng còn là nguyên liệu chính cho các món luộc, xào tỏi, rang, chiên giòn,… 

Sá sùng béo với hương vị đặc trưng kết hợp với các nguyên liệu khác vừa tạo nên một món ăn ngon miệng lại còn giúp điều trị được nhiều bệnh lý.

Ngoài ra, sá sùng khô còn có thể dùng để ngâm rượu, vừa tốt cho cơ thể lại bổ sung nhiều dưỡng chất, rất thích hợp dành cho phái mạnh. Tuy nhiên, bạn nên chọn sá sùng khô với thân hình dày, không mùi tanh, màu trắng ngà. Hạn chế mua các loại bị mốc xỉn, xuống màu, có mùi hôi, sẽ không tốt cho sức khỏe khi sử dụng.

Lưu ý khi dùng sá sùng

  • Bạn không nên sử dụng sá sùng nếu bị mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sá sùng. Vì điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe.
  • Bên cạnh đó, dù sá sùng là món ăn bổ dưỡng nhưng bạn không nên lạm dụng. Vì việc dùng quá liều sẽ không những làm mất đi tác dụng của nó mà còn gây ra các tác dụng phụ. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng sá sùng với một liều lượng hợp lý.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ngoài ra, những ai đang trong quá trình sử dụng thuốc đặc trị nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng sá sùng để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả của thuốc điều trị.

Cách chế biến và bảo quản sá sùng

sá sùng khô

Trên thân sá sùng tươi thường dính nhiều cát. Nếu bạn không sơ chế kỹ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Do đó, sau khi bắt sá sùng, bạn đem nó rửa sạch nhiều lần với nước, lộn ngược phần ruột ra để loại bỏ tất cả cát và tạp chất bên trong nó. Bạn nên sử dụng nước muối để rửa để giảm mùi hôi tanh. Bạn rửa thật sạch sá sùng đến khi nó có màu trắng hồng.

Sá sùng tươi

Sau khi sơ chế, bạn có thể bảo quản sá sùng bằng cách cho đông lạnh. Điều này giúp bảo quản sá sùng tươi lâu hơn và vẫn giữ được độ tươi ngon như ban đầu.

Sá sùng khô

Phơi sá sùng đã rửa sạch đem phơi ngoài nắng to. Bạn cần phơi liên tục 4 đến 5 ngày. Khi phơi nắng lượng sá sùng sẽ bị hao hụt khá nhiều, nó sẽ khô lại như miếng vỏ cây. Bạn phải phơi từ 10 – 12kg sá sùng tươi mới có được hơn 1kg sá sùng khô.

Sau khi phơi khô, bạn có thể dùng sá sùng trong khoảng 2 tuần – 1 tháng ở nhiệt độ bình thường để tránh bị ẩm mốc. Tuy nhiên, để có thể sử dụng lâu và giữ độ ngon hơn, bạn nên sử dụng giấy báo gói phần sá sùng khô lại, cho vào một túi nilon buộc kín và để ở ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bảo quản nguyên liệu này trong khoảng 3 tháng. 

Sá sùng là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Để có thể phát huy hết những công dụng đặc biệt cũng như tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên sử dụng đúng liều lượng và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Anti-inflammatory action of two novel peptides derived from peanut worms (Sipunculus nudus)

https://pubs.rsc.org/en/content/articlehtml/2020/fo/c9fo02178g

Ngày truy cập: 8/4/2022

Collagen Peptides Derived from Sipunculus nudus Accelerate

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7961935/

Ngày truy cập: 8/4/2022

Peanut worms (Phylum Sipuncula) from Costa Rica*

https://tropicalstudies.org/rbt/attachments/volumes/vol40-1/24_Cutler_Peanut_worms.pdf

Ngày truy cập: 8/4/2022

Peanut worms of the phylum Sipuncula from the Nha Trang Bay (South China Sea) with a key to species

https://www.biotaxa.org/Zootaxa/article/view/zootaxa.3166.1.3

Ngày truy cập: 8/4/2022

Peanut worm no longer recognized as separate group

https://phys.org/news/2011-03-peanut-worm-longer-group.html

Ngày truy cập: 8/4/2022

Phiên bản hiện tại

08/04/2022

Tác giả: Ngọc Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Dị ứng hải sản : Điều trị và phòng ngừa nhanh chóng tại nhà

Ăn hải sản thế nào mới tốt cho sức khỏe?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Quyên · Ngày cập nhật: 08/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo