Nước mía là loại nước giải khát yêu thích của nhiều người bởi nó cung cấp năng lượng nhanh trong những ngày hè oi bức. Tuy vậy, không phải ai cũng biết nước mía bao nhiêu calo và liệu uống nước mía có mập không.
Cùng Hello Bacsi đi tìm sự thật nước mía bao nhiêu calo và những lưu ý khi nước mía trong chế độ giảm cân qua bài viết sau!
Nước mía bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng của nước mía
1 ly nước mía bao nhiêu calo? Theo trang Nutrition Value, 100g nước mía cung cấp 74 calo cho cơ thể, cùng nhiều vitamin và khoáng chất như:
- Năng lượng: 74 calo
- Carbohydrates: 21,14g
- Đường: 20g
- Natri: 44mg
- Potassium (Kali): 12mg
- Canxi: 7mg
- Cholesterol: 0mg
- Đồng: 0,02 mg
- Sắt: 0,10 mg
- Magie: 3,00 mg
Vậy uống nước mía có tốt không? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước mía là loại nước uống tốt cho sức khỏe, nhờ chứa hàm lượng polyphenol và chất chống oxy hóa cao; nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, kali, magie, mangan và sắt; cùng các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Uống nước mía có mập không?
Uống nước mía có mập không? Dựa vào thông tin dinh dưỡng của nước mía ở trên, uống nước mía không làm tăng cân vì lượng calo và chất béo khá thấp. Hơn nữa, nước mía chứa chỉ số đường huyết thấp nằm trong khoảng từ 30-40 (thường chỉ ở mức 32).
Tuy nhiên, nước mía lại chứa lượng đường fructose tự nhiên khá cao, tạo ra năng lượng lớn. Nếu cơ thể không đốt cháy hết năng lượng này sẽ tích tụ năng lượng dưới dạng mỡ và gây tăng cân. Vì vậy, bạn nên cân nhắc lượng tiêu thụ lượng nước mía cũng như tổng lượng calo trong một ngày, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối và hoạt động thể dục thể thao.
Tác dụng của nước mía đối với sức khỏe
Nước mía mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nhất định, nếu bạn có thể kiểm soát lượng nước mía uống mỗi ngày ở một lượng vừa phải. Dưới đây là những tác dụng của việc uống nước mía:
- Điều trị các bệnh lý về tiết niệu: Uống nước mía giúp điều trị một số bệnh lý như vàng da, xuất huyết, tiểu khó, vô niệu và các bệnh tiết niệu khác. Nghiên cứu cho thấy uống nước mía đều đặn giúp nước tiểu trong, lợi tiểu, tăng cường chức năng thận.
- Nước giải khát và cấp năng lượng nhanh: Tính kiềm tự nhiên, cùng lượng carbohydrate, kali và axit amin, nước mía giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn và tránh mất nước trong những ngày nắng nóng.
- Kiểm soát cân nặng: Nước mía không chứa cholesterol xấu, đồng thời làm giảm cholesterol và chất béo trung tính. Do đó, nước mía giúp ngăn ngừa nguy cơ tăng cân và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Kích thích hệ tiêu hóa: Lượng kali trong nước mía giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, thúc đẩy tiết dịch vị tiêu hóa và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Phục hồi và giải độc gan, thận: Theo thành phần dinh dưỡng, nước mía không chứa cholesterol, không có chất béo bão hòa. Điều này giúp cải thiện và duy trì sức khỏe gan, thận.
- Làm chậm quá trình lão hóa da: Nước mía là nguồn cung cấp hợp chất axit alpha-hydroxy và axit glycolic, giúp giữ nước cho da, kích thích sản sinh tế bào và phục hồi trẻ hóa làn da.
Những lưu ý khi uống nước mía giảm cân
Bên cạnh việc nước mía bao nhiêu calo, để giữ được vóc dáng và cân nặng phù hợp, bạn cũng nên chú ý khi uống nước mía giảm cân như:
- Lượng nước mía khuyến nghị: Trung bình bạn chỉ nên uống 100-200ml nước mía trong 1 ngày.
- Chú ý lượng calo nạp vào: Nếu muốn uống nước mía giảm cân, bạn nên chú ý tới nước mía bao nhiêu calo để tính tổng lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày, để tránh lượng calo dư thừa chưa được đốt cháy, dẫn đến tăng cân không mong muốn.
- Nên uống nước mía tự nhiên: Không thêm đường hay các chất làm ngọt khác. Ngoài ra, để tránh nạp lượng calo cao vào cơ thể, bạn không nên uống loại nước mía có kết hợp thực phẩm có vị ngọt khác như nước mía sầu riêng.
- Đối tượng không nên uống nước mía: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường, người gặp các vấn đề tiêu hoá không nên uống nước mía thường xuyên.
- Thời điểm uống nước mía: Bạn nên hạn chế uống nước mía vào buổi tối, để tránh việc cơ thể không đốt cháy hết lượng calo dư thừa vào cuối ngày.
- Cách bảo quản: Để tận dụng tốt nhất các khoáng chất và vitamin trong nước mía, bạn không nên để nước mía qua ngày và nên sử dụng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong ngày.
Đọc thêm
Bà bầu uống nước mía khi mang thai: Lợi ích và lưu ý
Bà bầu uống nước mía trong suốt thai kỳ có được không?
8 loại nước bù điện giải lành mạnh cho cơ thể.
Uống nước dừa có giảm cân không? Uống 1 trái dừa bao nhiêu calo?
Kết luận
1 ly nước mía bao nhiêu calo?
100g nước mía cung cấp 74 calo và chứa 20g đường (chiếm 7% lượng đường cần cho cơ thể /1 ngày). Vì vậy, uống nước mía không khiến bạn tăng cân như nhiều người nghĩ, mà bạn chỉ cần lưu ý không nên uống quá 100- 200 ml nước mía mỗi ngày.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn trả lời được thắc mắc nước mía bao nhiêu calo, uống nước mía có mập không, từ đó bạn có thể cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng như mong muốn.
[embed-health-tool-bmr]