backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Nấm mối có tác dụng gì mà được săn lùng bất chấp giá cả?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 11/10/2023

Nấm mối có tác dụng gì mà được săn lùng bất chấp giá cả?

Mùa mưa tháng 9, tháng 10 là thời điểm nấm mối tự nhiên phát triển mạnh. Đây cũng là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất. Thế nhưng, giá thành của nấm này không hề rẻ do nấm chỉ mọc 1 lần duy nhất trong năm với điều kiện thời tiết ẩm ướt.

Ở bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về tác dụng của nấm mối đối với sức khỏe; Nấm mối làm gì ngon và những thông tin liên quan đến thực phẩm này.

Nấm mối là gì?

Nấm mối có tên tiếng anh là Collybia albuminosa, tên khoa học được gọi là Termitomyces albuminosus. Đây là loài nấm thuộc họ  Lyophyllaceae. Một điều thú vị là nấm mối tự nhiên chỉ phát triển ở những bề mặt có con mối làm tổ phía dưới. Tổ mối thường có màu trắng hoặc hơi ngà vàng, là môi trường để cây nấm hút dinh dưỡng từ tổ mối để lớn dần lên.

Ở nước ta, nấm thường mọc dọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long,…

Các loại nấm mối 

Hiện có 2 loại: Nấm mối trắng tự nhiên và nấm mối đen.

  • Nấm mối đen: Là loại nấm có thể nuôi trồng trên mùn cưa cao su.
  • Nấm mối trắng tự nhiên: Là loại nấm mọc tự nhiên ở ngoài thiên nhiên và phát triển một lần vào mùa mưa trong năm. Nấm mối trắng không nuôi trồng được nên số lượng ít và hiếm có hơn nấm mối đen.

Công dụng của nấm mối đối với sức khỏe

Theo Cơ sở dữ liệu học thuật ResearchGate, các thành phần hoạt tính sinh học có trong nấm mối có tiềm năng sử dụng như chất chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm… 

Termitomyces cũng có khả năng hỗ trợ trong rối loạn thoái hóa thần kinh nhờ giàu nguồn Cerebrosides hữu ích.

Nấm có hàm lượng nước cao. Hàm lượng chất xơ và kali, natri cao trong nấm mối khiến chúng trở thành món ăn lý tưởng cho bệnh nhân cao huyết áp. Hàm lượng của các thành phần dinh dưỡng khác cũng là yếu tố khiến nấm mối trở thành thực phẩm tốt cho sức khỏe, cụ thể:

  • Protein của chúng dao động trong khoảng từ 15,1 đến 19,1gr/ 100 gram trọng lượng khô.
  • Carbohydrate dao động từ 43,7 đến 57,4%.
  • Lipid từ 2,5 đến 5,4% với tỷ lệ axit béo không bão hòa đa cao và 17,5 đến 24,7% chất xơ thô
  • Chất khoáng 2,4gr/100gr.
  • 1. Điều hoà kinh nguyệt cho phụ nữ

    Nhờ mang nhiều giá trị dinh dưỡng nên từ xa xưa, loại nấm này được sử dụng để chế biến món ăn giúp tăng cường sức khỏe, làm đẹp da và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.

    công dụng của nấm mối

    2.  Giúp xương chắc khỏe

    Nấm mối không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào protein, khoáng chất mà còn chứa nhiều sắt, canxi. Thực phẩm này có lợi cho những người gặp vấn đề xương khớp như người già, người ốm, người bị đau nhức xương khớp.

    2. Có tiềm năng chống ung thư

    Theo Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ NCBI, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nấm có tiềm năng trong việc phát triển các liệu pháp điều trị ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy các thành phần trong nấm mối có hiệu quả trong việc điều trị ung thư ruột kết ở chuột bạch tạng. Do đó, đây có thể là thực phẩm có tiềm năng giúp ức chế các khối u và virus gây hại.

    3. Tăng sức đề kháng

    Cũng là nghiên cứu trên cho biết, nấm mối có đặc tính kháng khuẩn tốt và có thể sử dụng trong ngành dược phẩm. Hoạt tính kháng khuẩn trong nấm mối cũng có khả năng chống lại các vi sinh vật gây bệnh khác nhau. Ngoài ra, nấm còn giàu dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

    4. Giàu chất chống oxy hoá

    Hoạt tính chống oxy hóa của nấm mối tự nhiên còn hỗ trợ điều hoà thần kinh, giảm stress và ngăn ngừa quá trình lão hóa xảy ra.

    Nấm mối

    Cách nhận biết nấm mối

    Nấm mối trắng

    • Gốc nấm: Thường hơi ngả vàng.
    • Mũ nấm mối: Thường có hình tròn, mặt trên phẳng và bề mặt mịn. Màu sắc có thể thay đổi từ trắng đến xám nhạt.
    • Thân nấm: Thân nấm trên phình, dưới nhỏ, hình trụ và có màu trắng.
    • Hình dáng và kích thước: Nấm mối trắng thường có thân mảnh và dạng cuống, chiều cao từ 3-10 cm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Màu sắc của cây nấm thường là trắng hoặc màu trắng nhạt.
    • Vùng mọc nấm: Nấm mối tự nhiên thường mọc trên tổ mối hoặc trong môi trường ẩm ướt như vùng đất ẩm hoặc cây gỗ mục.

    nấm mối

    Nấm mối đen

    Bạn có thể nuôi trồng nấm mối đen ở môi trường ẩm ướt với nhiệt độ 26-28 độ C, trên cây gỗ mục hoặc mùn cưa trong môi trường khép kín. Loại nấm này có chiều dài khoảng 10 – 15cm. Lớp ngoài màu đen, thịt bên trong màu trắng có vị ngọt giòn hấp dẫn.

    Cách thu hoạch nấm mối tự nhiên

    Khi đi hái nấm, bạn chỉ cần dùng tay hoặc que gỗ để bới gốc nấm lên là được và nhớ tránh dùng kim loại để đào đất lên. Bởi vật dụng kim loại như dao sẽ khiến nấm không mọc lại vùng đó nữa.

    Có thể bạn chưa biết


    Bạn cần canh giờ đi hái nấm từ rất sớm. Rạng sáng 3-5 giờ sẽ là thời điểm tốt nhất để hái nấm, vì lúc này nấm thường mọc dạng búp đảm bảo giá trị dinh dưỡng và giữ được hương vị thơm, ngọt. Chúng chỉ mọc trong thời gian ngắn. Lúc nở bung ra và tàn, nấm sẽ giảm giá trị dinh dưỡng.

    Nấm mối làm món gì ngon?

    1. Nấm mối nướng giấy bạc

    Nguyên liệu

  • Giấy bạc
  • 400 gram nấm
  • Muối, ớt, hành lá, đường, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xanh.
  • Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch 400 gram nấm, sau đó ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa lại nước, vớt ráo
    • Bước 2: Thêm muối, đường, ớt, hạt tiêu, dầu ăn trộn đều với nấm
    • Bước 3: Dùng giấy bạc gói lại số nấm trên, rồi nướng 20 phút ở nhiệt độ 200 độ C.

    nấm mối tự nhiên xào mướp

    2. Cháo nấm mối nấu tôm

    Nguyên liệu

    • Nấm mối: 2 lạng
    • 100g gạo
    • 30gram tôm tươi băm nhỏ
    • Nước mắm, muối, hạt nêm, hành lá, hành tím.

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Rửa sạch nấm, vo gạo tẻ sạch rồi để ráo, đem rang cho hạt gạo khô và vàng đều
    • Bước 2: Đổ nước sôi vào gạo đã rang và để hầm thành cháo
    • Bước 3: Phi hành tím đến khi vàng thơm rồi cho nấm mối vào xào
    • Bước 4: Cho tôm đã băm vào nấm xào chung
    • Bước 5: Cuối cùng cho vào nồi cháo nấu nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

    Nấm mối xào mướp

    Nấm mối tự nhiên xào mướp

    Nguyên liệu

    • 1 trái mướp
    • 200 gr nấm mối
    • Hành ngò, đường, muối, tiêu, nước mắm,…

    Cách thực hiện

    • Bước 1: Gọt vỏ mướp và rửa sạch mướp và nấm, hành ngò cắt từng khúc.
    • Bước 2: Phi hành tỏi thơm rồi cho nấm vào xào, sau đó thêm mướp xào chung
    • Bước 3: Đảo đều, nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.

    Giá nấm mối bao nhiêu?

    Có thể nói nấm mối là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Giá thành của loại nấm này còn tùy nơi bạn mua:

    • Chợ ở đồng bằng sông Cửu Long: Giá khoảng 300.000 – 500.000 đồng/1 kg
    • Ngay tại vườn: Giá khoảng từ 200.000 – 400.000 đồng/1 kg.
    • Các siêu thị, cửa hàng thành phố lớn: 700.000 – 1.000.000 đồng/1 kg.

    Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc về nấm mối. Đây sẽ là thực phẩm bạn không nên bỏ qua trong mùa mưa này. Bạn có thể tìm mua và bổ sung ngay món ăn từ nấm mối trong bữa ăn, để có thể tận dụng giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại.

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

    Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 11/10/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo